Tạo động lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc

(LĐTĐ) Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC) lần thứ 6 vừa được tổ chức tại Chong Qing (Trùng Khánh), Trung Quốc là những dấu mốc quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc và cơ chế MLC phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa trong những năm tới đây.
Việt Nam đề xuất 4 nhóm biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19, duy trì tăng trưởng kinh tế Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc được tổ chức ngày 7/6 tại Chong Qing (Trùng Khánh), Trung Quốc, để kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc (1991-2021). Cùng dịp này, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Cang (Lan Thương) lần thứ 6 (MLC-6) được tổ chức ngày 8/6, đánh dấu 5 năm hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác MLC.

Đây là các Hội nghị trực tiếp đầu tiên ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao trong khuôn khổ ASEAN - Trung Quốc và hợp tác Mê Công - Lan Cang sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Việc tổ chức thành công các Hội nghị trực tiếp này thể hiện quyết tâm và nỗ lực rất lớn của Trung Quốc trong vai trò nước chủ nhà, đồng thời cho thấy cam kết mạnh mẽ của các nước đối với các cơ chế hợp tác này.

Tạo động lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 7/6 (Ảnh: BNG)

Bên cạnh ý nghĩa kỷ niệm và mang tính dấu mốc, các Hội nghị này cũng là dịp để các Bộ trưởng Ngoại giao rà soát, đánh giá hợp tác và trao đổi, đề xuất những định hướng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện ASEAN - Trung Quốc và cơ chế MLC trong thời gian tới, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực.

Có thể thấy nhiều kết quả tích cực, quan trọng đã đạt được tại các Hội nghị lần này. Cụ thể, tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc, kết quả đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là các nước đều đề cao và khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ ASEAN - Trung Quốc đối với khu vực cũng như sự đóng góp của quan hệ này đối với sự phát triển của từng nước; đồng thời, cam kết nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc ngày càng phát triển, trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, đóng góp cho hoà bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, phát huy những tiến triển tích cực và thành quả quan trọng đạt được trong 30 năm qua, các Bộ trưởng chia sẻ nhiều định hướng phát triển quan trọng cho quan hệ hai bên trong thời gian tới. Theo đó, hai bên nhất trí dành ưu tiên cao tăng cường hợp tác kiểm soát Covid-19 và thúc đẩy phục hồi. Trung Quốc khẳng định tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao năng lực y tế ứng phó dịch bệnh, nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin, đồng thời đẩy mạnh cung cấp vắc-xin cho các nước ASEAN.

Trung Quốc sẽ tích cực hợp tác với ASEAN thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững thông qua hỗ trợ triển khai Khung phục hồi tổng thể ASEAN, thuận lợi hoá thương mại - đầu tư thông qua tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và sớm đưa Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tăng cường hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến tăng trưởng xanh, phục hồi bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường... theo tinh thần chủ đề hợp tác của năm 2021 giữa ASEAN và Trung Quốc. Bên cạnh đó, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì đà hợp tác trên các lĩnh vực khác như kết nối, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, du lịch, thanh niên…

Để thiết thực kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác, các Bộ trưởng nhất trí phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các hoạt động kỷ niệm giữa hai bên, chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Trung Quốc cuối năm 2021.

Thứ ba, các Bộ trưởng cũng trao đổi về một số vấn đề khu vực, đặc biệt là về Biển Đông và Mi-an-ma. Hội nghị khẳng định duy trì môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có ở Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của cả ASEAN và Trung Quốc. Các Bộ trưởng hoan nghênh Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về triển khai DOC lần thứ 19 diễn ra ngay trước thềm Hội nghị, cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nối lại tiến trình đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Trao đổi về tình hình Mi-an-ma, Trung Quốc hoan nghênh kết quả Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021 và ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Mi-an-ma tìm giải pháp ổn định tình hình.

Kết thúc Hội nghị, nước điều phối Phi-líp-pin và Trung Quốc đã ra Tuyên bố Đồng Chủ tịch thông báo kết quả Hội nghị đặc biệt BTNG ASEAN - Trung Quốc.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Công - Lan Thương lần thứ 6 là dịp quan trọng để các nước khẳng định cam kết cùng hợp tác trong giải quyết các vấn đề cấp bách của khu vực, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững và bao trùm trước những thách thức chưa từng có hiện nay. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu phát triển của các nước thành viên, tiềm năng và thế mạnh của cơ chế hợp tác, Hội nghị đã đề ra 4 nội dung ưu tiên cho thời gian tới gồm:

Thứ nhất, hợp tác nguồn nước và môi trường nhằm giải quyết các vấn đề lớn của khu vực như môi trường sinh thái sông Mê Công, lũ lụt và hạn hán, biến đổi khí hậu. Các nước sẽ tiếp tục hợp tác trong chia sẻ thông tin và số liệu thuỷ văn, triển khai các nghiên cứu chung, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; thành lập trung tâm tri thức MLC về hạ tầng xanh, phát thải thấp và bền vững.

Thứ hai, tăng cường hợp tác ứng phó dịch Covid-19, đặc biệt là trong bảo đảm nguồn cung thiết bị và vật liệu y tế cần thiết; sản xuất và chuyển giao công nghệ vắc-xin; thúc đẩy hợp tác y học cổ truyền.

Thứ ba, phục hồi kinh tế sau đại dịch thông qua thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa sáu nước, phát triển kinh tế số, hợp tác nông nghiệp, du lịch, giáo dục, tăng cường kết nối khu vực; phối hợp xây dựng Vành đai phát triển kinh tế Mê Công - Lan Thương và gắn kết với các hành lang kinh tế đã có tại khu vực.

Thứ tư, khuyến khích hợp tác giữa chính quyền địa phương sáu nước để phát huy tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của các địa phương và nâng cao hiệu quả chung của MLC.

Những định hướng này cũng đặt cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hành động MLC trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Có thể khẳng định Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN -Trung Quốc và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Công - Lan Thương lần thứ 6 đã thành công tốt đẹp và là những dấu mốc quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc và cơ chế MLC phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa trong những năm tới đây.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động