Tạo đột phá khai thác tiềm năng du lịch chùa Hương

(LĐTĐ) Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) là điểm hành hương quen thuộc của các phật tử, điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay nơi đây vẫn còn nhiều nét đẹp tiềm ẩn chưa được khai thác hết. Để phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng du lịch, rất cần cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư lớn, cách làm sáng tạo để phát triển du lịch bền vững, có tính đến kết nối.
Hà Nội ước đón 422,7 nghìn lượt khách du lịch trong 4 ngày nghỉ lễ dịp 2/9 [Infographic] Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Hà Nội đón 422,7 nghìn lượt khách du lịch

Chưa phát huy hết tiềm năng

Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn cách trung tâm Thủ đô khoảng 60km, rộng gần 4.000 ha. Ngoài núi non, di tích, vẻ đẹp của dòng suối Yến, danh thắng Hương Sơn còn có nhiều động đá đẹp. Trong đó, động Hương Tích được người xưa ví là “Nam thiên đệ nhất động”. Sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với các giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo đã làm nên nét đặc thù của quần thể Hương Sơn nói chung. Chính nhờ những giá trị này, từ tháng 12/2017, Thủ tướng Chính phủ công nhận quần thể danh thắng Hương Sơn là Di tích quốc gia đặc biệt.

Tạo đột phá khai thác tiềm năng du lịch chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương hằng năm thu hút lượng lớn khách du lịch.

Dù là điểm hành hương quen thuộc của các phật tử, điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước, nhưng quần thể danh thắng Hương Sơn vẫn còn nhiều nét đẹp tiềm ẩn chưa được khai thác hết. Điểm nổi bật của danh thắng Hương Sơn là Lễ hội Chùa Hương tổ chức với quy mô lớn, kéo dài 3 tháng mùa Xuân và diễn ra nhiều hoạt động văn hoá tâm linh.

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, cho biết, mỗi năm quần thể Hương Sơn đón khoảng 1,5 triệu khách, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và thu nhập của người dân hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, có hơn 90% du khách đến với Hương Sơn vào dịp Lễ hội Chùa Hương.

Tuy vậy, đáng suy nghĩ là sau tháng 3 Âm lịch, khi lễ hội kết thúc, du khách dường như lại lãng quên danh thắng này. 9 tháng còn lại trong năm, khu danh thắng này chỉ lác đác vài chục khách đến tham quan mỗi ngày. Khách tham quan lâu nay vẫn thường đi từ đền Trình, qua suối Yến, vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích và kết thúc hành trình, rất lãng phí. Trong khi đó toàn khu vực hiện có 21 điểm di tích, thắng cảnh độc đáo, một vùng non nước bao la.

Nói tiếp câu chuyện này, ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn tỏ ra tiếc nuối. “Tôi gắn bó với nơi này gần cả cuộc đời và mong góp sức để nơi đây phát triển… Du khách đến với Mỹ Đức, về Hương Sơn vào đầu Xuân vì có hội Chùa Hương. Ít ai biết rằng trong 9 tháng còn lại, cảnh sắc Hương Sơn đẹp vô cùng.

Từ tháng 5 đến tháng 8, những cánh đồng sen vào mùa hoa nở, mùi hương thơm ngát. Sang tháng 9, 10 có khi kéo dài đến hết năm, một vùng rộng lớn hoa súng trổ bông, vẻ đẹp mê lòng người. Nhưng làm sao để thu hút du khách đến tham quan? Bởi không có một lễ hội, một sự kiện văn hóa, trong khi đường sá chưa thuận lợi, hạ tầng phục vụ các nhu cầu dịch vụ của du khách còn nhiều hạn chế”, ông Toàn bày tỏ.

Tự lực đánh thức vẻ đẹp “ngủ quên”

Để phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, huyện Mỹ Đức đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu năm 2025 đón 2 triệu lượt khách/năm, trong đó 500 nghìn lượt khách quốc tế; năm 2030 đón 4 triệu lượt khách/năm, trong đó 1 triệu lượt khách quốc tế…

Để đạt mục tiêu này, huyện Mỹ Đức đã triển khai và kiến nghị thành phố Hà Nội đầu tư nhiều dự án hạ tầng; hỗ trợ việc đầu tư cơ sở để kết nối với các khu du lịch của các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, và các vùng phụ cận để khai thác có hiệu quả các ngành Du lịch, thương mại, dịch vụ; cho phép kêu gọi nhà đầu tư thực hiện Dự án quần thể khu du lịch Hương Sơn - An Phú - Quan Sơn; xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO xét công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch gắn với văn hóa nơi đây, lãnh đạo huyện Mỹ Đức cũng cho biết, sẽ lập quy hoạch xây dựng Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn để làm cơ sở lập các dự án đầu tư, tạo thuận lợi cho việc quản lý và quy hoạch, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm thực hiện dự án. Huyện cũng sẽ lập đề án đổi mới quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn theo hướng đầu tư công, quản lý để phát huy hiệu quả của giá trị di tích.

Trước mắt, Huyện ủy Mỹ Đức sẽ chỉ đạo rà soát, cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông trong huyện và khu di tích, mở rộng và đổi mới cách vận hành quản lý các bến bãi gửi xe, sắp xếp lại hàng quán ở trong khu di tích, phát triển các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ chất lượng cao…

Xây dựng thương hiệu một số sản phẩm nông nghiệp, làng nghề như: Xây dựng nhãn hiệu tập thể Rau sắng chùa Hương; xây dựng nhãn hiệu tập thể Dệt Phùng Xá... Các sản phẩm du lịch này sẽ được xâu chuỗi và tổ chức quảng bá với hình thức festival để kết nối với các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch nhằm phát triển thương hiệu du lịch Mỹ Đức trong thời gian tới.

Dù vậy, theo ông Nguyễn Đình Toàn, để thu hút khách du lịch đến với Hương Sơn trong thời gian ngắn nhất, càng sớm càng tốt, không thể ngồi chờ đến khi có hạ tầng mới phát triển được. Mà cần phải “lấy ngắn nuôi dài”, nghiên cứu tổ chức và phát triển các festival, sự kiện văn hóa mang đậm bản sắc của vùng đất, tạo dấu ấn và quảng bá rộng rãi để thu hút du khách.

Ví dụ như ở Hương Sơn trong những năm gần đây, vùng diện tích trồng lúa của bà con dọc 2 bên bờ suối Yến mang lại năng suất kém, hiện đang bỏ hoang. Nhưng thổ nhưỡng lại rất phù hợp với cây hoa súng.

“Chúng tôi đã nghĩ đến một Festival hoa súng vào mùa Thu gắn với ẩm thực truyền thống và quảng bá các sản phẩm OCOP của huyện Mỹ Đức. Làm việc này chưa cần phải đầu tư nhiều mà lại được bà con ủng hộ. Có thể làm ngay, hoa súng trồng chỉ 1 năm là khai thác được.

Tuy nhiên có một vấn đề là vào mùa mưa, nếu không điều chỉnh được nguồn nước, hoa súng ngập sẽ rất nhanh bị hỏng, lễ hội không thể kéo dài được. Nhưng chỉ cần xây dựng một trạm bơm thoát nước, thì có thể kéo dài mùa lễ hội đến 5-6 tháng”, ông Toàn nói.

Về lâu dài, Phó Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đề xuất, cần cải tạo, nâng cấp một số hạng mục tại khu di tích như: Mở rộng bến đò, bến xe, gắn với việc quản lý chuyên nghiệp; tổ chức xe điện đưa đón, phục vụ du khách; khai thông dòng suối Yến vào sâu hơn để du khách có nhiều trải nghiệm thưởng thức; kết nối với các danh thắng quanh vùng và phối hợp tổ chức các chuỗi sự kiện điểm nhấn, lấy yếu tố tâm linh làm “trụ cột” để thu hút du khách…

“Với sự chuẩn bị và quyết tâm cao thực hiện đề án đổi mới quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, mùa lễ hội Chùa Hương tới đây du khách sẽ được chứng kiến những thay đổi tích cực.

Sẽ không còn tình trạng chèo kéo thuyền, đò; bức xúc việc gửi xe quá xa, thu phí gửi xe nhiều lần thay bằng hệ thống xe điện đưa đón chuyên nghiệp do Ban quản lý khu di tích tổ chức và quản lý.

Cùng với hệ thống giao thông được đầu tư hoàn thiện, chúng tôi mong muốn quần thể Hương Sơn sẽ là “điểm hẹn” lý tưởng và là điểm đến nhiều lần của du khách khi về Hà Nội”, Phó Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn bày tỏ./.

N.Công - P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Xem thêm
Phiên bản di động