Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau chuyến thăm và làm việc trực tiếp mới đây tại một số cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
[Infographic] 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho 75 triệu người dân Cùng nhau quyết tâm để thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 với biến chủng mới đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, có thể bùng phát bất kỳ lúc nào và ở đâu trên đất nước ta. Việc thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch hiệu quả với tinh thần đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân lên trên hết, trước hết, đồng thời bảo đảm điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, là một lựa chọn khó khăn nhưng đúng đắn và cần thiết đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo nhất quán.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu vực kho lạnh của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bảo quản vắc xin Sputnik-V của Nga. (Ảnh: VGP)

Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ này, giải pháp căn cơ, lâu dài trong phòng, chống dịch Covid-19 thời gian tới vẫn phải là 5K + vắc xin, trong đó vắc xin có ý nghĩa chiến lược, lâu dài và quyết định. Tuy nhiên, thực trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong tiếp cận, đàm phán và mua vắc xin.

Bên cạnh việc chỉ đạo, đôn đốc tiến độ tiếp cận, đám phán, mua vắc xin, Chính phủ đã thống nhất chủ trương và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách, cần thiết để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng, chống Covid-19 trong nước, bảo đảm đúng quy trình, quy định.

Theo Thủ tướng, đất nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, về lâu dài, để chủ động phòng, chống mọi dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong mọi tình huống, không thể không có vắc xin, phải quyết tâm thúc đẩy việc chuyển giao, nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước.

Việc chủ động được nguồn vắc xin nói chung và vắc xin phòng, chống Covid -19 nói riêng sản xuất trong nước là một nhiệm vụ chiến lược, nặng nề, khó khăn cần được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực (cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người) để thực hiện.

Vắc xin có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người cho nên có yêu cầu rất cao về mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng. Do đó, nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước là một nhiệm vụ chiến lược nhưng rất khó khăn, cần có quyết tâm rất cao, nỗ lực lớn và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của các Bộ, ngành liên quan.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất
Về lâu dài, để chủ động phòng, chống mọi dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong mọi tình huống, không thể không có vắc xin. (Ảnh: VGP)

Trên tinh thần nghiên cứu phải nghiêm túc, kỹ lưỡng, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần đề cao trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất vắc xin với phương châm 3 không: “Không nói không cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất”.

Cho đến nay, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới đã và đang tự sản xuất, kiểm định, sử dụng vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận, trong đó nền tảng quan trọng nhất là đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức sâu, truyền thống, đam mê và bề dày kinh nghiệm; đã nghiên cứu và sản xuất được 11/12 loại vắc xin phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, trong đó có vắc xin chấm dứt được bệnh bại liệt ở trẻ em năm 2000, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Trước yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, cần tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất, thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sử dụng vắc xin sản xuất trong nước sớm nhất có thể, phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022, nhưng phải tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ đúng quy trình, quy định của Việt Nam và WHO về việc đánh giá và công nhận.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất công nhận vắc xin, trong đó có vắc xin phòng Covid-19 theo đúng quy trình, quy định bảo đảm kịp thời, an toàn và nghiên cứu đề xuất theo thủ tục rút gọn về mặt thời gian, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Y tế chủ động, phối hợp chặt chẽ với WHO để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định về công nhận vắc xin sản xuất tại Việt Nam.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin để có thể sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trực tiếp làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp có nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước để xử lý các vướng mắc về thủ tục, quy trình, cơ chế chính sách và giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết.

Nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, vì thế, phải có kế hoạch nâng cao, đào tạo, sử dụng bài bản lâu dài cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin, kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục phát huy, kế thừa truyền thống, trên tinh thần tự lực, tự cường, liên tục đổi mới, sáng tạo, phát triển, bám sát thực tiễn cuộc sống để nghiên cứu, phục vụ.

Nhà nước ưu tiên dành nguồn lực nhất định, hợp lý về đầu tư, cơ sở vật chất cho việc chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất vắc xin, trong đó có việc sử dụng Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 để dẫn dắt, huy động, kêu gọi các nguồn lực hợp pháp khác với các hình thức thích hợp, kể cả các dự án hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực hợp pháp ngoài nguồn lực của nhà nước.

Bộ Y tế chủ động có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng mở rộng nói chung và chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 nói riêng, đảm bảo khả thi, kịp thời, an toàn, hiệu quả, lấy sức khỏe, tính mạng của người dân là quan trọng nhất, trên hết và trước hết.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xử lý các kiến nghị xác đáng, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp Bộ Y tế để xử lý cụ thế, Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Xem thêm
Phiên bản di động