Tạo môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư
Sáng mai (21/7) diễn ra Phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước Nhà tuyển dụng đánh giá cao chất lượng nguồn lao động |
Ngày 30/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Cuộc gặp gỡ, đối thoại diễn ra tập trung, thiết thực, hiệu quả, trên tinh thần "Chính phủ luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, lắng nghe, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng", các đề xuất cụ thể, rõ ràng, "khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết" như yêu cầu của Thủ tướng.
Các kiến nghị tập trung vào các vấn đề như ưu đãi thuế; quy hoạch điện, cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp; cơ chế khuyến khích đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo và chiến lược, giải pháp để xây dựng và phát triển ngành xe điện; các biện pháp ứng phó với dịch bệnh thời gian tới; thủ tục liên quan giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; thủ tục cấp phép lao động nước ngoài, đào tạo nhân lực, tuyển dụng nhân sự; thủ tục nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn đã qua sử dụng; việc phân phối bán các bản ghi âm, ghi hình tại Việt Nam và các hạn chế về đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp văn hóa; thủ tục đánh giá tác động môi trường; tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… và các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai một số dự án cụ thể.
Tại cuộc làm việc, các Bộ trưởng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan đã trả lời, làm rõ các kiến nghị, đề xuất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. |
Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
Phát biểu tại cuộc làm việc, dành nhiều thời gian phân tích các yếu tố nền tảng và tầm nhìn, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, có lịch sử hào hùng đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng, có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa Hàn Quốc. Con người Việt Nam cần cù, bản lĩnh, sáng tạo, thân thiện và mến khách, càng khó khăn, thách thức lại càng nỗ lực vươn lên, vượt qua, khẳng định và trưởng thành…
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 370 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á; thu nhập bình quân đầu người hơn 3.700 USD; quy mô thương mại đạt 670 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra mục tiêu: Đến năm 2025 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Hiện nay, bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng được thúc đẩy. Riêng năm 2022, GDP quý II tăng 7,72% (tốc độ cao nhất trong 11 năm qua), góp phần quan trọng vào mức tăng 6,42% của 6 tháng đầu năm và tăng trưởng quý III có thể cao hơn…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với đại diện một số tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. |
Về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Thủ tướng nêu rõ, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác đã không ngừng được củng cố và phát triển thực chất, toàn diện, vượt bậc trên cả bình diện song phương và đa phương, trong nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau, tạo không gian hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ). Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hai chiều đạt 78 tỷ USD (gấp hơn 150 lần năm 1992), chiếm 11,6% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam, hiện đang đầu tư ở 19/21 ngành kinh tế và 59/63 tỉnh, thành phố với 9.383 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 80 tỷ USD. 7 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ 2/72 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 3,3 tỷ USD.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tiến hành đầu tư tại Việt Nam như: Samsung, LG, Hyosung, Hanwha, Hyundai, Tập đoàn CJ, Lotte... Riêng Tổ hợp Samsung điện tử Việt Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD, thu hút trên 125 nghìn lao động, chiếm 0,8% tổng lao động làm việc trong DN cả nước. Trong năm 2021, Samsung điện tử Việt Nam tạo ra 1,7 triệu tỷ đồng doanh thu; chiếm tỷ trọng 13,6% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, 30% đầu tư Hàn Quốc vào ASEAN hướng vào Việt Nam; kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc tương đương 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Giai đoạn vừa qua, hai nền kinh tế đã bổ trợ rất tốt cho nhau.
Nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”
Thủ tướng nhấn mạnh, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn, đang cải cách mạnh mẽ để vươn lên, tích cực phát huy vai trò toàn cầu, có ảnh hưởng quan trọng ở Châu Á, là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhanh, năng động, với gần 100 triệu dân, có vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN và Đông Á; đầu tư vào Việt Nam cũng là tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân. Hai nước đang trong quá trình phê chuẩn Hiệp định RCEP và cùng hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại hai chiều ở mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030.
Đại diện các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tham dự buổi làm việc. |
“Chúng tôi luôn coi Hàn Quốc là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn cùng Hàn Quốc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước với trụ cột và động lực quan trọng là hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư. Những thành tựu tốt đẹp của 30 năm hợp tác, sự tương đồng về lợi ích chiến lược giữa hai bên sẽ là “động lực” để hướng tới nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, thắt chặt hơn nữa sự gắn kết giữa hai dân tộc, hai quốc gia ngày càng bền chặt, sâu sắc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng khẳng định.
Bên cạnh những thành tựu tốt đẹp của 30 năm hợp tác, tiềm năng và dư địa phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước còn rất lớn. Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường,
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiếp tục hợp tác, chân thành, tin cậy, hiệu quả giữa hai bên, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cân đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác 2 nước đã không ngừng được củng cố và phát triển thực chất. |
Việt Nam mong muốn sẽ có thêm nhiều dự án hợp tác, đầu tư của Hàn Quốc thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (như công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng...); có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị (tăng nhanh hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa và nâng cao phần giá trị gia tăng của Việt Nam, bảo đảm hài hòa hơn nữa lợi ích của hai bên trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam); thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
“Chúng tôi kỳ vọng các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường sự liên kết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”, Thủ tướng phát biểu.
Mong muốn doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc đầu tư nhiều hơn nữa tại Việt Nam
Về thương mại, Thủ tướng đề nghị tiếp tục tăng cường hoạt động đối thoại chính sách thông qua cơ chế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA); đồng thời, giải quyết vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, hải sản, trái cây vào thị trường Hàn Quốc.
Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về phát triển năng lượng. Việt Nam khuyến khích phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết COP 26; chú trọng hình thành các trung tâm năng lượng lớn phù hợp với lợi thế cạnh tranh của các địa phương; phát triển hệ thống thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch; đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh để huy động các nguồn xã hội hoá cho đầu tư phát triển.
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Về phát triển công nghiệp, trọng tâm ưu tiên của Việt Nam là phát triển công nghiệp với hàm lượng công nghệ cao, ưu tiên các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo, tạo bước đột phá trong hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây cũng là lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, đầu tư nhiều hơn nữa tại Việt Nam.
Về những khó khăn, vướng mắc, một số vấn đề các tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc nêu đã được giải đáp, xử lý trong buổi đối thoại. Những vấn đề khác, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và địa phương Việt Nam tiếp thu, nghiên cứu và sớm đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết tạo thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng đầu tư kinh doanh hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam, nhất là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.
Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự nỗ lực, hợp tác chặt chẽ của hai bên; với tiềm năng, thế mạnh và tính chất bổ trợ của hai nền kinh tế, các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa Việt Nam - Hàn Quốc thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31