Tao nhã thú chơi hoa, cây cảnh ngày Tết của người Hà Nội
Nỗ lực chỉnh trang đô thị, làm đẹp Thủ đô trong năm 2022 Chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội tấp nập ngày giáp Tết |
Trong vô vàn những cây cảnh, cây đào được nhiều người lựa chọn như một lẽ tự nhiên trong không khí ngập tràn sắc xuân. Thú chơi hoa đào từ lâu đời đã trở thành tập quán không thể thay đổi của người Hà Nội. Đối với họ, hoa đào là biểu tượng của một Tết sum vầy, no ấm, bình an. Chẳng biết tự bao giờ hoa đào đã gắn với ngày Tết.
Hoa đào là biểu tượng ngày Tết của miền Bắc, mang đến niềm vui tưng bừng, rực rỡ cho muôn người. Bà Phạm Thị Lan (phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, gia đình tôi lại trang trí những cây hoa, trồng cây quất, cây mai, đặc biệt không năm nào thiếu những cành đào. Ngoài việc làm đẹp thêm ngôi nhà, phong tục này còn thể hiện mong ước mang lại sự may mắn cho gia đình”, bà Lan chia sẻ.
Trong vô vàn những cây cảnh lạ, cây đào được nhiều người lựa chọn như một lẽ tự nhiên trong không khí ngập tràn sắc xuân. |
Ông Đỗ Văn Phúc (Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, hơn 30 năm nay năm nào gia đình ông cũng dành một phần diện tích đất để trồng đào phục vụ Tết. Thú chơi các loại hoa đào hàng chục năm qua cũng có sự thay đổi theo mỗi năm. Đặc biệt, ông Phúc cũng cho biết, chọn đào chơi Tết cũng là một nghệ thuật. Đào bích, đào phai, đào ta, chọn cành, chọn cây, chọn chậu... tùy theo thú chơi của từng người để chọn.
Theo đó, nếu chọn cành thì tùy theo không gian trong nhà mà chọn cành to hay cành nhỏ. Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều. Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Còn nếu chơi đào cây thì cũng nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân. Như vậy, cây sẽ đẹp, cân đối. Thân, cành càng sù sì, trông càng cổ kính càng có giá.
Ngày này, nhà vườn thường tạo ra nhiều dáng, thế rất khác nhau. Ngũ phúc, tam đa, rồng cuộn, long thăng... Tùy theo sở thích người chơi mà chọn lựa. Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi đào là loại ưa ít nước, độ ẩm.
Vào dịp Tết, cùng với hoa đào, nhiều người còn chơi thêm quất cảnh, hoa ly, hoa lan, hoa mai… Dù không phổ biến như trong Nam nhưng người Hà Nội vẫn có cách chơi mai Tết theo cách của mình, đó là mai trắng, biểu tượng cho cốt cách tinh khiết. Người sành chơi hoa thường phối mai trắng với cúc đại đóa vàng như cùng cộng hưởng, tô điểm màu sắc lẫn nhau. Còn người ưa sự thanh nhã thì chơi lan, loài hoa được người xưa xếp vào hàng “vương giả hương”. Để tránh thế đơn điệu, người ta thường xếp các giò lan cao thấp giao nhau, xen nhau và treo dưới mái hiên nhà.
Đặc biệt, đến nay, với một số người Hà Nội, việc tìm mua thủy tiên đẹp về đặt trên bàn thờ gia tiên vẫn là một trong những thói quen không thể bỏ. Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên và bàn tiếp khách, có những bình hoa thủy tiên thơm ngát hương, đó là cách chào xuân của nhiều gia đình Hà Nội từ xa xưa. Người ta cho rằng, nếu hoa thủy tiên nở đúng lúc giao thừa, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn trong suốt cả năm.
Vào dịp Tết, cùng với hoa đào, nhiều người còn chơi thêm hoa lan. |
Những năm gần đây, người Hà Nội còn chơi các loại cây mới như tuyết mai. Hoa nhỏ trắng muốt, cành mảnh, cao khoảng hơn 1m, thường cắm lục bình và được các hộ chung cư ưa chuộng. Không chỉ chơi hoa Tết, người Hà Nội còn chơi quất. Chậu quất đẹp để chưng trong nhà ngày Tết phải là những cây có quả vàng tròn xoe, chín mọng mọc thành chùm, sum suê, tán lá xanh tốt. Quất càng sai quả càng đẹp - biểu tượng cho sự giàu có, đông vui, viên mãn.
Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh của làng nghệ quất cảnh nổi tiếng Tứ Liên, Tây Hồ chia sẻ, quất cảnh luôn có sức hút với người chơi cây Tết, bởi quất mang lại cho gia chủ sự thịnh vượng, bình an và may mắn. Giá trị riêng của quất cảnh Tứ Liên đó là dáng cây như dáng long phượng, thác đổ, quần long hội tụ; sau đó đến lá, hoa. Có hàng trăm dáng cây khác nhau nên tư duy của người trồng quất cảnh phải phong phú. Cùng với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, các nghệ nhân của làng nghề đã bấm tỉa, uốn nắn từ những cây mộc mạc đơn sơ thành những tác phẩm nghệ thuật.
Người Hà Nội còn có thú đi xem chợ hoa xuân. Những ngày giáp Tết, người người đổ ra các phố Hàng Lược, Hàng Đậu, vườn hoa cạnh tháp nước, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Da, lên lối Nhật Tân ở phía tây bắc hồ Tây hay Nghi Tàm, Tứ Liên xem đào, lan, quất, cây cảnh, cây thế…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43