Tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Phát biểu tham luận tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng 27 tỉnh, thành phố về “Bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động”, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
Đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, điều kiện làm việc của công nhân lao động Kiến nghị đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ công nhân nâng cao chất lượng đời sống Đưa dịch vụ pháp lý đến với người lao động

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, hiện trên địa bàn Thành phố có khoảng gần 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thu hút xấp xỉ 4,1 triệu lao động. Đội ngũ công nhân lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố trẻ, khỏe, cần cù thông minh, tiếp cận và làm chủ nhanh với khoa học công nghệ hiện đại, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng động, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có ý thức học tập, rèn luyện.

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ công nhân lao động còn ở mức khiêm tốn, còn thiếu công nhân lao động kỹ thuật cao. Kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, mức độ đáp ứng hiện có của người lao động đều thấp hơn so với năng lực yêu cầu của doanh nghiệp tại tất cả các hạng mục đã thực hiện khảo sát như: Chuyên môn nghiệp vụ; trình độ ngoại ngữ, tin học; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng bảo đảm an toàn lao động; marketing; khả năng tư duy sáng tạo; tính chủ động...

Tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng trình bày tham luận tại Hội nghị (Ảnh: Mai Quý)

Theo nhận định của các doanh nghiệp trong nước đội ngũ công nhân lao động còn thiếu ý thức nghiêm túc trong công việc, thiếu kỹ năng, chưa linh động về chuyên môn và phần lớn doanh nghiệp phải “đào tạo lại” mới có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Đối với công nhân lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh các hạn chế nêu trên thì trình độ ngoại ngữ, tác phong công nghiệp và việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất làm việc cũng là điểm hạn chế của phần lớn công nhân lao động Việt Nam.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Trong một số lĩnh vực, với sự ra đời của các hệ thống tự động hóa và robot thông minh, sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế gây áp lực lớn đối với thị trường lao động. Số lượng lao động cần thiết sẽ chỉ còn một nửa thậm chí một số nghề chỉ cần 1/10 so với hiện nay. Như vậy số nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.

Để công nhân lao động thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao,...; đào tạo, hướng nghiệp gắn với việc làm và theo nhu cầu của xã hội; Đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động trong tương lai gần và xa hơn; Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của công nhân lao động để họ thấy rõ việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu được giao, nhất là đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần tích cực đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề cho công nhân lao động; tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; đổi mới cách đào tạo làm cho người học thụ động sang chủ động sáng tạo, không ngại đương đầu với khó khăn, thách thức. Chú trọng đào tạo kiến thức kỹ năng mềm, các kỹ năng cần thiết theo nhu cầu của thị trường lao động. trong đó đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, về tinh thần, ý thức, thái độ đối với công việc, trách nhiệm đối với doanh nghiệp.

Từng bước thay đổi tư duy của chủ sử dụng lao động trong chiến lược phát triển doanh nghiệp gắn với sử dụng nguồn lực là người lao động. Có kế hoạch sử dụng lao động qua đào tạo; dự trù nguồn lực tài chính để đảm bảo tự đào tạo người lao động cũng như phối kết hợp với các co sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp tố chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng bố sung kỹ năng mêm, nâng cao chuyên môn tay nghề cho người lao động; Đầu tư xây dựng trường chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế và đầu tư nghề trọng điểm đối với các nghề đang là thế mạnh của xu thế thị trường lao động trong nước và các nước trong khu vực theo Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho một số Trường cao đẳng và trung cấp thuộc Thành phố đây là phương tiện để đào tạo ra lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thích ứng trong nên cách mạng công nghiệp 4.0.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

(LĐTĐ) Ngày 9/8/2024, Amway Việt Nam - Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp, vinh dự lần thứ 5 nhận giải thưởng “HR Asia - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024” do tạp chí HR Asia bình chọn. Đây là minh chứng cho những nỗ lực thành công xây dựng môi trường làm việc “Khỏe mạnh và Hạnh phúc” tại Amway Việt Nam, theo định hướng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Amway toàn cầu, hướng đến sứ mệnh giúp cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn.
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

(LĐTĐ) Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý II/2024. Đáng chú ý, quanh cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều người giỏi và Bộ cùng các ngành liên quan đã có nhiều giải pháp khuyến khích các sáng chế.
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

(LĐTĐ) Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng chừng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/12, tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế đất nước hiện nay nói chung, Hà Nội nói riêng chính là năng suất lao động vẫn khá thấp. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề là vấn đề quan trọng.
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

(LĐTĐ) Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức năm 2023, căn cứ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự  nỗ lực thực chất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất

(LĐTĐ) Để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ.
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phản ánh việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Để khắc phục tình trạng này rất cần sự gắn kết chặt chẽ giữa trường nghề với doanh nghiệp để đào tạo được lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Một trong những chủ đề thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng kỹ năng ngành
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

(LĐTĐ) Trước những mặt còn hạn chế về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở lên cấp thiết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề cho khoảng 50% lực lượng lao động, qua đó giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp, tiến cùng trình độ tiên tiến của thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động