Tập trung nguồn lực xây dựng huyện Thanh Oai thành quận

Với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, năm vừa qua, huyện Thanh Oai đã vượt qua những khó khăn của dịch bệnh Covid-19, kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng khẳng định, thành quả đạt được góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương này theo hướng khang trang, hiện đại, đời sống người dân cũng được nâng lên rõ rệt; tạo nền tảng vững chắc để thực hiện mục tiêu nông thôn mới nâng cao và trở thành quận sau năm 2025.
Phát huy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình Khẳng định vai trò của Hội đồng nhân dân huyện Thanh Oai

Phóng viên: Năm vừa qua đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, cùng với Thủ đô, huyện Thanh Oai đã kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước thích ứng linh hoạt, an toàn và thực hiện tốt "nhiệm vụ kép", đồng chí có thể chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh của địa phương?

Tập trung nguồn lực xây dựng huyện Thanh Oai thành quận
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng.

Đồng chí Bùi Văn Sáng: Trước hết phải khẳng định, huyện Thanh Oai luôn triển khai mọi công việc, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần cầu thị và quyết tâm cao nhất. Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong huyện đều đồng lòng, đồng sức, chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh; nỗ lực thực hiện tốt "nhiệm vụ kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, huyện Thanh Oai chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc "3 bước", "4 tại chỗ"; phong toả cách ly theo mô hình 3 lớp, kiểm soát, xét nghiệm diện rộng tại cộng đồng, khoanh vùng cách ly xử lý ổ dịch kịp thời.

Bên cạnh đó, huyện chủ động các phương án thiết lập hệ thống hồi sức, chăm sóc, điều trị với việc thành lập 26 trạm Y tế lưu động, kích hoạt 3 cơ sở thu dung, điều trị F0 thể nhẹ không triệu chứng; vận hành hiệu quả khu cách ly F1 và phòng khám lưu động. Đồng thời, sẵn sàng mọi điều kiện về nhân lực phục vụ và cơ sở vật chất để kích hoạt các phương án chống dịch cao nhất có thể. Thực hiện mục tiêu bao phủ vắc xin cho người dân trong toàn huyện.

Mặc dù huyện Thanh Oai được xác định là địa bàn có nguy cơ cao và thực tế trong huyện cũng đã xuất hiện nhiều ca bệnh, tuy nhiên sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và mỗi người dân, dịch Covid-19 trên địa bàn đã cơ bản được kiểm soát.

Cùng với phòng, chống dịch hiệu quả, huyện Thanh Oai đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chăm lo, chia sẻ những khó khăn, đặc biệt là đối với những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đảm bảo không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị bỏ lại phía sau.

Phóng viên: Việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai, thưa đồng chí?

Đồng chí Bùi Văn Sáng: Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 là điều kiện để huyện Thanh Oai duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm qua, với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, huyện Thanh Oai đã hoàn thành và vượt kế hoạch 15/16 chỉ tiêu pháp lệnh thành phố Hà Nội giao với kết quả nổi bật: Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt 21.295 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,9%, cao hơn so với bình quân chung của Thành phố.

Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 1.828 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 12.365 tỷ đồng; giá trị ngành thương mại - dịch vụ đạt 7.102 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách đạt 990,178 tỷ đồng, bằng 183,9% dự toán chỉ tiêu pháp lệnh Thành phố giao. Giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 60,18 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh đó, cải cách hành chính tiếp tục là điểm sáng với chỉ số Sipas (chỉ số hài lòng của người dân) xếp thứ 2/30 và chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 17/30 quận, huyện. Đặc biệt, sự nỗ lực không ngừng của huyện Thanh Oai trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã gặt hái được "trái ngọt" và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Huyện cũng có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020 (Kim An và Hồng Dương); 2 xã đang chờ thẩm định hồ sơ xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021 (Dân Hòa và Cao Dương). Năm 2021, Thanh Oai được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020", góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Các đề án và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả; môi trường đầu tư được cải thiện, một số dự án lớn từ các thành phần kinh tế đã triển khai trên địa bàn huyện. Đặc biệt năm 2021, Thanh Oai đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 5 cụm công nghiệp với diện tích 130ha. Bên cạnh đó, Thanh Oai đã tập trung củng cố xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, bài bản với nhiều dự án quan trọng được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng như: Mở rộng QL21B, đường trục phát triển kinh tế huyện, TL 427... tạo sự kết nối giao thông đồng bộ, động lực cho sự phát triển.

Phóng viên: Với mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao và trở thành quận sau năm 2025, đồng chí có thể cho biết những nhiệm vụ trọng tâm huyện Thanh Oai sẽ tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới?

Đồng chí Bùi Văn Sáng: Bước sang năm 2022, với sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, đổi mới trong cách làm, cùng sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị và nhân dân, Thanh Oai phấn đấu hoàn thành một số các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,4%; thu nhập bình quân đầu người 65 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách Nhà nước dự kiến 1.831,53 tỷ đồng; có 3 xã Tân Ước, Kim Thư, Liên Châu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xã Hồng Dương đạt nông thôn mới kiểu mẫu; giảm 25% số hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành phố; 88% số hộ dân được cung cấp hệ thống nước sạch…

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19, những khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và Thành phố, cũng như tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan đang đặt ra những thách thức lớn trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nhận định rõ khó khăn, thách thức, Thanh Oai sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể: Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp; quan tâm hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các Cụm Công nghiệp đã được Thành phố phê duyệt; hỗ trợ các làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp thành lập doanh nghiệp. Chú trọng công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý thực hiện quy hoạch song song triển khai các dự án đầu tư, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất. Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... Tất cả vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, vững chắc; chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng nâng cao.

Đặc biệt, huyện cũng đang tiến hành rà soát khu vực Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ đi qua để chủ động triển khai các nhiệm vụ, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch vùng huyện cũng đang được gấp rút triển khai, theo hướng xây dựng huyện Thanh Oai thành đô thị xanh, hiện đại, văn minh của thành phố Hà Nội; đây cũng là cơ sở quan trọng để huyện tiếp tục phát triển hạ tầng khung, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và trở thành quận sau năm 2025.

Năm 2022 mở ra với những thời cơ, vận hội mới. Phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Thành phố, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai đang tập trung mọi nguồn lực, đoàn kết, quyết tâm giành được những thành tựu quan trọng trong chặng đường sắp tới. Đó là trở thành huyện nông thôn mới nâng cao và tiệm cận tiêu chí thành quận trong tương lai gần, góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!/.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động