Tập trung tháo gỡ vướng mắc các chỉ tiêu an sinh xã hội

Sáng 2/8/2023, Ban chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025 tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Kiên quyết xử lý, thay thế cán bộ, công chức năng lực hạn chế Thực hiện quyết liệt 8 nhóm nhiệm vụ để đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2023

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, quận, huyện.

Báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình 08-CTr/TU 6 tháng đầu năm, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU) cho biết, đến nay đã có 18/27 chỉ tiêu của chương trình hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch của giai đoạn 2021-2025.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc các chỉ tiêu an sinh xã hội
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, trợ giúp xã hội được quan tâm đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thành phố quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Chương trình tín dụng chính sách được đẩy mạnh, góp phần tạo việc làm, hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy đã thể hiện được tính ưu việt và nhân văn của Chương trình. Một số địa phương có những cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, tạo sức lan tỏa, mang lại niềm tin cho nhân dân.

Có thể kể đến một số chỉ tiêu cụ thể như phát triển thị trường lao động, tạo việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong 6 tháng đầu năm, Thành phố giải quyết việc làm cho 113.418/162.000 lao động (đạt 70,89% kế hoạch năm). Tỷ lệ thất nghiệp toàn thành phố dưới 3%.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc các chỉ tiêu an sinh xã hội
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội nghị

Về việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, đầu năm 2023, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, toàn Thành phố có 2.134 hộ nghèo, chiếm 0,095% tổng số hộ dân toàn Thành phố và 22.263 hộ cận nghèo, chiếm 0,99%; có 16 quận, huyện không có hộ nghèo. Riêng 3 quận: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Ba Đình không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Để thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo của Trung ương và chính sách đặc thù của Thành phố. Các quận huyện tích cực triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững. Đến nay Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.

Đối với việc thực hiện kết luận của Ban chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy. Tại thông báo số 07/TB-BCĐ ngày 6/6/2023 của Ban chỉ đạo Chương trình số 08 yêu cầu rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến hết nhiệm kỳ. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, chính sách đặc thù để người dân của Hà Nội được quan tâm, chăm lo với yêu cầu ở mức cao hơn, đối tượng mở rộng hơn so với Trung ương.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc các chỉ tiêu an sinh xã hội
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương báo cáo lĩnh vực của ngành.

Qua rà soát đánh giá 27 chỉ tiêu của Chương trình số 08-CTr/TU, đến nay đã có 19/27 chỉ tiêu đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch năm 2023 (trong đó có 18 chỉ tiêu đã hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2021-2025); có 4 chỉ tiêu đang phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2023; có 4 chỉ tiêu còn khó khăn cần tập trung chỉ đạo thực hiện.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngoài các văn bản theo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, các thành viên Ban chỉ đạo đã trình cấp có thẩm quyền ban hành 4 Nghị quyết của HĐND Thành phố, 6 Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố và nhiều văn bản khác để chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến Chương trình số 08-CTr/TU. Dự kiến 6 tháng cuối năm, các thành viên Ban chỉ đạo tiếp tục tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành 7 văn bản.

Bên cạnh các kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Chương trình số 08-CTr/TU còn một số chỉ tiêu gặp khó như số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng chậm, việc thực hiện các chỉ tiêu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn khó khăn; vẫn còn đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tiến độ đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở y tế của các huyện còn chậm. Việc triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân, khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử còn hạn chế. Mức thu nhập của người dân vùng dân tộc thiểu số còn thấp so với bình quân chung toàn Thành phố...

Tại hội nghị, thành viên Ban chỉ đạo và lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện đã báo cáo, làm rõ thêm kết quả triển khai của các đơn vị và nhiệm vụ trong thời gian tới. Trong đó đều khẳng định, các ngành tập trung cao độ cho các chỉ tiêu của chương trình, tuy nhiên với các chỉ tiêu còn khó khăn thì đề nghị Ban Chỉ đạo có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc các chỉ tiêu an sinh xã hội
Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, chương trình khi triển khai đã mang lại hiệu quả rõ rệt, người dân được thụ hưởng trực tiếp nên rất phấn khởi, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, lan toả. Các chỉ tiêu của chương trình được thực hiện tốt, trong đó 18/27 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch của giai đoạn, một số chỉ tiêu đạt kết quả tốt như giảm nghèo, hộ cận nghèo, chính sách cho đồng bào miền núi, chăm sóc sức khoẻ nhân dân....

Ban chỉ đạo tiếp tục hoạt động rất nghiêm túc, bài bản, hiệu quả. Đã rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tập trung thực hiện các cơ chế chính sách để thực hiện. Về một số nhiệm vụ trong thời gian tới, Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị các đơn vị nghiên cứu các cách làm sáng tạo, đạt kết quả rõ nét đối với các chỉ tiêu của chương trình, đặc biệt hết sức quan tâm tháo gỡ các chỉ tiêu khó và quan tâm đến các chính sách chăm lo người có công, thực hiện an sinh xã hội.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đề nghị các sở, ngành tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án liên quan đến đầu tư 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, chỉ tiêu nước sạch. Sở Y tế phối hợp Sở Nội vụ rà soát những nội dung liên quan đến làm việc với các bộ ngành có cơ sở y tế đóng trên địa bàn; việc thực hiện xã hội hoá các đề án, tính toán để đạt được hiệu quả đề ra. Trong quản lý sức khoẻ người dân, một số đơn vị làm tốt thì đánh giá cách làm, kinh nghiệm để triển khai rộng trên toàn Thành phố.

Đối với các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá rất thẳng thắn, trách nhiệm, giao cơ quan thường trực tiếp thu ý kiến để bổ sung và hoàn thiện báo cáo./.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) luôn hiệu quả, thiết thực. Ban Chấp hành Công đoàn thị trấn và đoàn viên công đoàn luôn nhiệt tình, trách nhiệm trước mỗi công việc, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cơ quan trên các mặt công tác đề ra.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động