Tất cả vì quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đoàn viên công đoàn; nâng cao hiểu biết pháp luật, trách nhiệm, kỷ luật lao động, trình độ tay nghề, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chiều 17/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2019-2023. 
tat ca vi quyen loi nguoi lao dong Khích lệ sức sáng tạo của người lao động
tat ca vi quyen loi nguoi lao dong Nhiều hoạt động chăm lo cho đời sống của đoàn viên, người lao động
tat ca vi quyen loi nguoi lao dong Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới gần 1.000 đoàn viên, người lao động

Chú trọng công tác xây dựng pháp luật lao động

Báo cáo kết quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã luôn tích cực, chủ động tham gia và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các đạo luật quan trọng, có liên quan trực tiếp đến người lao động và tổ chức công đoàn, như: Bộ luật Lao động (2012), Luật Công đoàn (2012), Luật Bảo hiểm xã hội (2014), Luật Việc làm (2013), Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015)... và các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật, các chính sách về tiền lương, về đổi mới doanh nghiệp nhà nước; các Đề án, dự án do Bộ chủ trì như Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội…

tat ca vi quyen loi nguoi lao dong
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chứng kiến lễ ký kết giữa 3 cơ quan. Ảnh: Đ.Hải

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Riêng năm 2018, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham gia 93 văn bản pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì soạn thảo.

Trong đó có nhiều văn bản quan trọng liên quan đến quyền lợi của người lao động, đoàn viên công đoàn như Nghị định số 121/2018 ngày 13/9/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2013/NĐ-CP về tiền lương; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về một số nội dung của Bộ luật Lao động; Nghị định số 153/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 về điều chỉnh lương hưu của lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021; Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về lương tối thiểu vùng 2019…

Cũng trong chiều 17/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký kết Chương trình phối hợp công tác trong lĩnh vực quan hệ lao động, xây dựng giai cấp công nhân và phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2019 - 2023.

Theo đó, hai bên sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm: 1.Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; 2.Phối hợp thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

3.Tổ chức các hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp; 4.Nâng cao hiệu quả tham gia các thiết chế hai bên, ba bên; 5.Thiết lập kênh thông tin, tham vấn, đối thoại thường xuyên.

Phát biểu tại lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, trong bối cảnh tình hình mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xác định cần tiếp tục làm tốt hơn nữa nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, tăng cường quản lý nhà nước, đồng hành vì sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển bền vững đất nước. Muốn vậy, ba cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và triển khai hiệu quả cơ chế 3 bên, 2 bên ở tất cả các cấp.

Nhiều ý kiến tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu, chia sẻ, ghi nhận và thể hiện vào văn bản luật, bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động - bên yếu thế trong quan hệ lao động.

Đặc biệt, với vai trò quan trọng trong Hội đồng Tiền lương quốc gia, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực, trách nhiệm cao trong việc nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh để tiền lương tối thiểu vùng giai đoạn 2014 -2020 tăng trên 60%, đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người lao động, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Riêng năm 2020, với đề xuất tăng 5,5%, tiền lương tối thiểu đã đáp ứng mức tối thiểu của người lao động.

Sự phối hợp hiệu quả giữa hai cơ quan còn được thể hiện qua kết quả thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2018, với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai thực hiện các hoạt động trong Chiến dịch thanh tra lao động hàng năm, đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp được thanh tra.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan đã tham gia Đoàn giám sát liên ngành do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì trong việc thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp tại 21 tỉnh, thành phố. Kết thúc các đợt giám sát, Đoàn giám sát đã đưa ra trên 100 kiến nghị (mỗi năm) đối với các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của các địa phương để nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa

Nội dung ký kết phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn 2019-2023 tập trung vào 9 lĩnh vực, gồm: Xây dựng pháp luật; thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và đào tạo; quan hệ lao động và tiền lương; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; bình đẳng giới và bảo đảm quyền của trẻ em; việc làm và đào tạo nghề nghiệp; thanh tra, kiểm tra; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Tham dự và chứng kiến Lễ ký kết giữa hai cơ quan, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu ngay sau buổi ký kết, mỗi bên cần tuyên truyền, phổ biến nội dung chương trình trong toàn hệ thống, để cả hệ thống phải thống nhất nhận thức và cùng chung hành động phối hợp Chương trình ở tất cả các cấp.

Trong đó, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cấp công đoàn; chủ động trong việc giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra nhằm giúp đảm bảo việc thực thi pháp luật đối với người lao động; tổ chức và phát động các phong trào thi đua nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…

Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị cần thực hiện quyết liệt hơn, toàn diện hơn, cần có bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội; thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của các bên, đặc biệt là của người sử dụng lao động.

Trong việc tham mưu giúp Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ luật Lao động, cần hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng, lắng nghe và tiếp thu đầy đủ ý kiến nhân dân và các bên, đề xuất các nội dung thực sự khoa học, chặt chẽ, giải quyết được những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực quan hệ lao động hiện nay, từ đó thúc đẩy quan hệ lao động và thị trường lao động của nước ta ngày càng phát triển.

N.Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động