Thách thức lớn đối với ngành Văn hóa
Thu phí tác quyền: Hài hòa lợi ích các bên | |
Để bảo vệ nguyên tác ca khúc | |
Tăng cường bảo hộ quyền tác giả |
Hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan vừa được Cục Bản quyền tác giả Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Phân phối nội dung ở nước ngoài của Nhật Bản phối hợp tổ chức tại Hà Nội. Chuyên gia bản quyền hai nước đã cùng chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp đẩy mạnh việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường internet đã áp dụng trong thời gian qua.
Phim hoạt hình là thể loại tệp chia sẻ dễ bị vi phạm bản quyền trên internet. Ảnh minh họa |
Trong những năm qua hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan đã từng bước được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực thi trong nước và quá trình hội nhập quốc tế.
Các cam kết tham gia các điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại Việt Nam và các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã và đang từng bước được thực hiện, bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ pháp lý quốc tế khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng.
Theo ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), hoạt động thực thi quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan còn diễn ra với những hình thức và mức độ vi phạm khác nhau. Điều này đã và đang là thách thức đối với hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng và hoạt động phát triển công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa nói chung của đất nước.
Chuyên gia Shun Takagi, Trưởng phòng Pháp chế và Kinh doanh, Hiệp hội Phần mềm Video Nhật Bản cho rằng, hiện có quá nhiều “vỏ bọc” được các đối tượng xâm phạm bản quyền thiết lập tinh vi nhằm ẩn danh hành vi vi phạm, phổ biến là lạm dụng phần mềm chia sẻ tệp.
Những “vỏ bọc” đó khiến cho loại hình vi phạm này rất khó khăn để đẩy lùi. Ở Nhật hiện nay có tới hơn 90 ngàn người sử dụng những đường link chia sẻ vi phạm. Con số đó không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, những đối tượng vi phạm lại thường ẩn danh nên việc nắm bắt, phòng chống rất khó khăn.
Nội dung bị xâm phạm bản quyền nhiều nhất với hình thức chia sẻ tệp tại Nhật hiện nay là những bộ phim, chương trình truyền hình, truyện tranh… Đặc biệt trên Facebook, Youtube…, người dùng thường hay tải lên và chia sẻ các đường link có chứa nội dung vi phạm bản quyền.
Những đường link này được một cá nhân hay tổ chức đứng ra chia sẻ và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của mọi người. Người ta có thể thu lại một bộ phim phát sóng trên truyền hình sau đó tải lên và chia sẻ trên internet để nhiều người khác cùng tải về xem… Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền công nghiệp sản xuất, phát hành video của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự bắt tay giữa các cá nhân, tổ chức ở trong nước với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài nhằm xâm phạm bản quyền, thu tiền từ quảng cáo. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp, tổ chức lại rơi vào tình trạng gián tiếp, vô tình tiếp tay cho hoạt động vi phạm bản quyền vì quảng cáo sản phẩm của họ xuất hiện trên các web lậu.
Chuyên gia Nhật Bản Masaharu Ina, Trưởng phòng Bảo vệ bản quyền ở nước ngoài, Hiệp hội Phân phối nội dung ở nước ngoài của Nhật Bản cho biết, tại Nhật, bảo hộ quyền tác giả là một vấn đề rất quan trọng không riêng của một cơ quan nào. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật cũng như có nhiều hành động thiết thực để bảo vệ và thúc đẩy bảo vệ chất xám, sức sáng tạo của con người.
Sự phát triển công nghệ khiến cho bất kỳ ai cũng có thể trở thành người xâm phạm. Do vậy, mỗi người phải có trách nhiệm về bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình, cũng như tôn trọng tác quyền của những sản phẩm khác. Cùng với đó là sự cần thiết phải có hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong bối cảnh xâm phạm bản quyền đang có quy mô mở rộng xuyên biên giới.
Một ví dụ điển hình là trang web anitube thu hút đông đảo người sử dụng tại Nhật hiện nay, người vận hành trang web này ở Brazil, địa điểm đặt máy chủ ở Mỹ và đăng ký tên miền ở Thụy Điển. Vì thế, nếu không có sự trao đổi và hợp tác giữa các nước thì khó có thể có giải pháp triệt để.
Internet là thời đại mà những xâm phạm bản quyền ngày càng phát triển về số lượng, quy mô, xuyên biên giới. Với các máy móc công nghệ ngày càng hiện đại, sẵn có trong tay, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là đối tượng xâm phạm bản quyền, vi phạm pháp luật.
Vì vậy, ngoài các giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, đẩy mạnh giải pháp công nghệ, tuyên truyền thì còn cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để cùng chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm, cùng nhau đẩy lùi vấn nạn xâm phạm bản quyền...
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46