Tham gia bảo hiểm xã hội 11 năm, được hưởng chế độ như thế nào?
- Vấn đề bà hỏi, Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thông tin như sau:
- Điều kiện hưởng chế độ hưu trí:
Căn cứ khoản 1 Điều 2; khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 về việc quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu đối với nam đủ 60 tuổi; nữ đủ 55 tuổi.
Theo quy định nêu trên, trường hợp em của bà “tròn 51 tuổi, đã nộp bảo hiểm xã hội được 11 năm” chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.
- Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần:
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Vậy trường hợp người em của bà “đã nộp bảo hiểm xã hội được 11 năm, do sức khỏe yếu” nếu sau một năm nghỉ việc không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định.
Thành phần, thủ tục hồ sơ: Căn cứ tiết a, điểm 1.2.3, khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; quy định về thành phần hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (theo mẫu 14-HSB) đính kèm.
Theo quy định trên, người em của bà sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần và gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa bàn theo hộ khẩu thường trú, tạm trú.
- Có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tuy nhiên, Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 hướng dẫn về việc người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trường hợp người em của bà “tròn 51 tuổi; đã đóng bảo hiểm xã hội 11 năm” có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu.
Trường hợp tại thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để hưởng ngay lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế trọn đời khi đi khám chữa bệnh theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp
Việc làm 17/04/2025 17:46

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động
Việc làm 17/04/2025 17:31

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể
Việc làm 13/04/2025 22:28

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai
Việc làm 13/04/2025 20:10

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc
Việc làm 13/04/2025 06:02

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động
Việc làm 12/04/2025 19:49

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động
Việc làm 11/04/2025 16:29

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An
Việc làm 11/04/2025 15:28

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
Việc làm 10/04/2025 13:44

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48