Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi gì?
Ảnh minh họa. |
- Nội dung chị hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là chế độ bảo hiểm của Nhà nước, vì quyền lợi của người lao động và nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện.
- Về đối tượng tham gia: Theo quy định của Luật, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời, nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Về quyền lợi được hưởng: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi sau: Được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già; được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu; được Nhà nước hỗ trợ mức đóng khi tham gia theo mức chuẩn hộ nghèo (tối thiểu 10% và tối đa là 30%); lương hưu của người hưởng sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng; được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu; thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng và chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời.
- Về mức đóng và phương thức đóng: Mức đóng bằng 22% thu nhập hằng tháng do người lao động lựa chọn. Trong đó, mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng); mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (22% x 29.800.000 = 6.556.000 đồng/tháng). Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Về mức hỗ trợ, từ ngày 1/1/2018, Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Về phương thức đóng: Người tham gia được lựa chọn các phương thức đóng sau: Đóng định kỳ: Hằng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau, nhưng không quá 5 năm một lần. Hoặc người tham gia có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm - tương đương 120 tháng tham gia bảo hiểm xã hội) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Về thủ tục tham gia: Người tham gia có thể đăng ký qua các phương thức sau: Đăng ký tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội; đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Bưu điện; Hội đoàn thể (nông dân, phụ nữ…).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23