Tham nhũng có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện
Phát hiện vi phạm trong lĩnh vực tham nhũng chưa sát với thực tế Tiếp tục hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng Kiên quyết không để tình trạng đoàn thanh tra bị bắt quả tang nhận hối lộ |
Tiếp tục Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về công tác tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng. Tại phiên thảo luận trực tuyến, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020. |
Bên cạnh tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, thì theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tình hình tham nhũng vẫn chủ yếu xảy ra ở một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhạy cảm như quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tín dụng - ngân hàng, quản lý sử dụng tài chính, vốn, tài sản công; xuất hiện tình trạng lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để tham nhũng; xuất hiện tham nhũng trong việc thực hiện xã hội hóa, tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; tội phạm tham nhũng có tổ chức, xuyên quốc gia, tham nhũng thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam; bảo kê cho xã hội đen, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm…
Đại biểu Trần Văn Mão, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, cho rằng tội phạm tham nhũng đã và đang diễn ra tinh vi, nghiêm trọng ở các lĩnh vực, đặc biệt ở những lĩnh vực tài chính, thuế, đất đai, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và các lĩnh vực nhạy cảm khác mà dư luận, cử tri, báo chí phản ánh nhiều lần, đòi hỏi cơ quan chức năng và chính phủ cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, tránh tạo kẽ hở để các đối tượng trục lợi. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải tổng kết, đánh giá, nhận diện vấn đề này để dự báo đúng tình hình tham nhũng và đề ra giải pháp phòng, chống hiệu quả, sát với tình hình thực tế.
Góp ý vào công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020, đại biểu Nguyễn Minh Sơn kiến nghị, cần tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, đó là tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho tuyên truyền viên cơ sở làm công tác phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến mọi đối tượng, đặc biệt là người dân ở khu vực ngoài nhà nước, thông qua các hình thức áp dụng cá nền tảng mới có tính cuốn hút tạo điểm nhấn như băng rôn, áp phích, sổ tay, hội thi tìm hiểu, các chuyên tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng…
Các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách pháp luật trong đó cần có giải pháp hiệu quả kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật nhằm ngăn ngừa nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng chính sách pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của người đứng đầu và công tác tự kiểm tra của cơ quan đơn vị đối với việc chấp hành pháp luật về thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng ngay từ trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Nêu cao tinh thần phê bình, tự phê bình, cụ thể hóa tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ và phát huy tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, thực hiện hiệu quả các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là phạm vi đối tượng phải kê khai, công khai; quản lý kiểm tra xác minh bản kê khai; trách nhiệm giải trình xử lý hành vi kê khai tài sản thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không rõ ràng, không trung thực.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề nghị Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng để tăng cường hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá, nhận diện về tình trạng “tham nhũng vặt”, tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tham nhũng trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng để có giải pháp phòng, chống; tổng kết, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng để điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tin nóng 24/11/2024 11:48
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin nóng 24/11/2024 09:36
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin nóng 23/11/2024 21:35
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52