Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện

(LĐTĐ) Thành lập thành phố trực thuộc Thủ đô (dự kiến gồm thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai) là điểm mới quan trọng được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xây dựng Vùng Thủ đô: Ưu tiên phối hợp trong 10 lĩnh vực trọng tâm Hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu Làm tốt việc giải trình, thuyết minh về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cơ cấu, tổ chức vượt trội

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, về tổ chức chính quyền Thủ đô, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 (không tổ chức Hội đồng nhân dân phường) và bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Trong đó, quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội (dự kiến được thành lập theo định hướng tại Nghị quyết số 15-NQ/TW về xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai), với những đặc thù vượt trội so với cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

Đồng thời, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện như quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố.

Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện
Xây dựng vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn thành thành phố logistics, dịch vụ. (Ảnh minh họa: Nhật Nam).

Góp ý xây dựng dự thảo Luật, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh - Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn thẩm quyền cấp huyện để tạo tiền đề bứt phá. Cần rút kinh nghiệm từ thành phố Thủ Đức - mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên trong cả nước với mô hình tổ chức và các chức năng nhiệm vụ về cơ bản vẫn là một đơn vị hành chính cấp quận huyện như bao đơn vị hành chính cùng cấp khác.

Công tác quản lý nhà nước quan trọng trên địa bàn thành phố Thủ Đức vẫn theo mô hình các sở, ban, ngành trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định các vấn đề quan trọng. Ngoài các chức năng nhiệm vụ như một chính quyền cấp huyện, chưa có cơ sở pháp lý để thành phố Thủ Đức thực hiện các chức năng quản lý nhà nước khác.

Điều này một mặt, chưa phát huy được vai trò của một chính quyền đô thị đúng nghĩa, mặt khác chưa tạo được tính chủ động, khuyến khích được tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm từ chính quyền thành phố Thủ Đức.

Cần phân cấp, phân quyền mạnh từ chính quyền cấp thành phố

Vì vậy, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh góp ý, đối với thành phố thuộc Thủ đô cần tăng tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND, tổ chức chính quyền địa phương thành phố thuộc Thủ đô sao cho năng động, hiệu quả (cân nhắc giữa các mô hình cấp chính quyền, không thành cấp chính quyền địa phương, giữa chức danh Chủ tịch và Thị trưởng).

Đồng thời, cần cho phép thành phố thuộc Thủ đô được chủ động trong việc giao biên chế đủ đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý; điều chuyển một số nhiệm vụ thuộc chức năng của các sở, ngành chuyên môn cho UBND thành phố thuộc Thủ đô…

Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) mới đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, dù Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với chính quyền địa phương quận, thị xã để bảo đảm tính tự chủ cao hơn song vẫn còn chưa rõ ràng và đủ mạnh.

Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập gắn với kỳ vọng về một mô hình chính quyền địa phương được phân cấp, phân quyền mạnh từ chính quyền cấp thành phố để hoạt động tự chủ, năng động, sáng tạo và hiệu quả. Việc thành lập thành phố thuộc thành phố Hà Nội cũng nên gắn với các yêu cầu như vậy.

Do đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, việc xác định mô hình chính quyền thành phố thuộc Thủ đô Hà Nội cần bảo đảm được các yêu cầu cơ bản: Là chính quyền địa phương của một đơn vị hành chính lớn quận, thị xã, huyện thuộc Thủ đô; là cấp chính quyền địa phương có tính đặc thù vượt trội theo hướng tự chủ, năng động, sáng tạo, hiệu quả cao hơn chính quyền quận, thị xã, huyện thuộc thành phố.

Trao cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội khuôn khổ pháp lý riêng

Cùng quan tâm đến nội dung này, TS Đoàn Thị Tố Uyên và ThS Nguyễn Mai Thuyên - Trường Đại học Luật Hà Nội nhìn nhận, để phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình, chủ động trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và triển khai thực hiện, thành phố thuộc Thủ đô phải được tổ chức bộ máy chính quyền hoàn chỉnh với cả thiết chế đại diện cho nhân dân và thiết chế quản lý hành chính.

Thẩm quyền cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội phải cao hơn cấp huyện
Dự kiến vùng Hoà Lạc, Xuân Mai sẽ thành lập thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học. Ảnh: Tuấn Dũng

Tuy nhiên, quy định trong Dự thảo hiện nay về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội khá “an toàn”, không có nhiều điểm khác biệt so với chính quyền ở các đơn vị hành chính tương đương. Thành phố thuộc Thành phố mặc dù là đơn vị hành chính cấp huyện nhưng có rất nhiều điểm đặc thù so với đơn vị hành chính tương đương. Vì vậy, không thể và không nên áp dụng mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền ở các huyện, quận, thị xã vào thành phố thuộc thành phố.

Vì vậy, TS Đoàn Thị Tố Uyên góp ý, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần trao cho thành phố thuộc thành phố Hà Nội khuôn khổ pháp lý riêng để tạo đà phát triển. Về tổ chức, thành phố thuộc thành phố Hà Nội gồm cơ quan đại diện của dân (HĐND) và thiết chế hành chính, quy định về HĐND giữ nguyên như Dự thảo, thiết chế hành chính ở thành phố thuộc thành phố Hà Nội thì áp dụng cơ chế Thị trưởng.

Còn trong tương lai, Hà Nội cần hướng tới mô hình tổ chức chính quyền một cấp, bộ máy chính quyền thành phố phải được tổ chức thống nhất theo hướng gọn nhẹ, thông suốt, linh hoạt, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động