Thận trọng dùng thuốc khi trẻ mắc Covid-19

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 tăng cao, nên tỷ lệ mắc ở trẻ em cũng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, khi chăm sóc và điều trị cho trẻ là F0 tại nhà, các bậc phụ huynh thường lúng túng trong việc xử lý, thậm chí rối loạn vì có quá nhiều thông tin trên mạng xã hội. Để tránh những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của trẻ em mắc Covid-19, người dân cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.
Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc khi trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà Chăm sóc toàn diện cho trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Tránh lạm dụng thuốc

Khi con trai học lớp 4 có kết quả test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2, anh Nguyễn Văn Đỗ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã vội vàng tìm mua thuốc điều trị Covid-19. Lên mạng xã hội tham khảo các hội, nhóm trong khu chung cư đang sinh sống anh Đỗ còn được mách bảo mua thêm các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thực phẩm chức năng, vitamin tăng cường sức đề kháng… Thậm chí anh còn được cung cấp luôn cho một đơn thuốc của người đã sử dụng trước cho con. Trước “ma trận” đến chục loại thuốc trong đơn, anh Đỗ cũng bấn loạn không biết dùng như thế nào cho đúng.

Thận trọng dùng thuốc khi trẻ mắc Covid-19
Bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai

Thậm chí, có những cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc kháng viêm có chứa Corticoid ngay sau khi phát hiện con mình mắc Covid-19. Theo các chuyên gia y tế, thuốc chứa Corticoid có nhiều tác dụng phụ, có thể dẫn tới những hậu quả lâu dài cho trẻ, như: Loãng xương, giảm sức đề kháng, yếu cơ, tim mạch…

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong tâm lý hoang mang khi có F0 điều trị tại nhà, nhiều gia đình tìm kiếm thông tin từ trên mạng xã hội, đồng nghiệp, người thân, phác đồ của Bộ Y tế, đồng thời chuẩn bị rất nhiều thuốc điều trị tại nhà. Nhiều gia đình sưu tầm các đơn thuốc cho F0 kể cả người lớn và trẻ con có tới 11 thuốc. Trong 11 thuốc, có khoảng 5-6 thuốc là nằm trong danh mục phác đồ điều trị của Bộ Y tế (gói thuốc A, B, C), thì bao gồm ít nhất 1 loại kháng sinh, thậm chí có đơn có tới 2 loại kháng sinh kết hợp với nhau; rồi có thuốc có chứa Corticoid… Đối với những đơn thuốc dành có người lớn tuổi, người có bệnh nền thì có cả thuốc kháng đông.

“Khi được bệnh nhân cung cấp cho đơn thuốc đã sử dụng như vậy, thì người làm bác sĩ như tôi tư vấn cảm thấy rất lo lắng. Trong quá trình hỗ trợ F0 nhi điều trị tại nhà qua mạng, chỉ có số ít người thân của trẻ gọi điện nhờ tư vấn và tôi chỉnh thuốc cho các cháu nhưng con số đó không nhiều, đa phần người bệnh dùng thuốc được 2-3 ngày rồi mới gọi điện nhờ hỗ trợ”, bác sĩ Đỗ Anh thông tin.

Đặc biệt, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số người hỏi xin đơn thuốc mẫu dự phòng dành cho người bị F0. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Anh, không có đơn thuốc mẫu nào cho tất cả các F0. Theo vị chuyên gia này lý giải, Covid-19 là một loại bệnh do vi rút đường hô hấp. Biểu hiện triệu chứng khác nhau rất rõ giữa các cá thể. Khi điều trị còn phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của mỗi người; đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin; có tiền sử dị ứng, bệnh nền hay không… Nên nếu áp một đơn thuốc cho tất cả các bệnh nhân thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc, thừa thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, việc xông cho trẻ bằng các loại lá, các bố mẹ cũng chỉ áp dụng cho trẻ trên 5 tuổi. Vì nếu trẻ nhỏ hơn, niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp của trẻ rất mỏng, việc xông trực tiếp vào vùng này sẽ làm hại niêm mạc. Ngoài ra, việc xông này không có tác dụng loại trừ Covid-19 mà chỉ giúp con thông mũi, dễ thở hơn khi có triệu chứng ho, ngạt mũi. Đặc biệt, khi sử dụng cho trẻ em, phải thận trọng để không gây bỏng, xảy ra các tai nạn đáng tiếc.

“Nên tôi chỉ tư vấn và điều trị cá thể hóa từng F0 một, tùy thuộc vào triệu chứng, biểu hiện của F0 như nào bác sĩ sẽ điều trị tới đó, tránh sử dụng thừa thuốc, gây ngộ độc thuốc nguy hiểm. Nhất với trẻ em là điều trị triệu chứng, bởi với trẻ dưới 18 tuổi hoàn toàn không có thuốc điều trị đặc hiệu”, bác sĩ Đỗ Anh nhấn mạnh.

Mục tiêu của việc điều trị và quản lý F0 nhi tại nhà thì vấn đề an toàn đặt lên hàng đầu. An toàn sử dụng thuốc, tránh việc lạm dụng và sử dụng thuốc quá đà. Thực tế thăm khám, điều trị và tư vấn cho nhiều bệnh nhân nhi, bác sĩ Đỗ Anh còn nhận thấy, nhiều gia đình, trẻ F0 ngày thứ nhất, tới ngày thứ hai đã sử dụng kháng sinh; hoặc xin bác sĩ kê thuốc kháng sinh. “Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi kháng sinh chỉ có vai trò điều trị vi khuẩn, hoàn toàn không có vai trò trong điều trị bệnh. Kháng sinh chỉ có thể dùng điều trị bội nhiễm khi trẻ mắc Covid-19. Khi có bội nhiễm viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa mới sử dụng đến kháng sinh cho trẻ”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích.

Thận trọng khi xông cho trẻ

Cũng trong “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ mắc Covid-19”, Bộ Y tế đặc biệt lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc Covid-19 chăm sóc ở nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Khi trẻ bị ho có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc). Khi trẻ bị ngạt mũi, xổ mũi thì xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Nếu trẻ xuất hiện tiêu chảy, thì sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa. Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú, thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khuyến cáo: Khi nhiệt độ trẻ > 38,5 độ C nên dùng Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, nếu trẻ còn sốt có thể lặp lại, mỗi lần cách tối thiểu 4-6 giờ (tổng liều thuốc không quá 60mg/kg/ngày). Ngoài ra, cho trẻ dùng thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi). Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol và tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp để bù nước…

Thận trọng dùng thuốc khi trẻ mắc Covid-19
Tháp dinh dưỡng giúp tăng nền tảng sức khỏe cho trẻ mắc Covid-19 (Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương).

Để tránh sự lo lắng thái quá và chủ động khi dịch đang lây lan nhanh như hiện nay, theo bác sĩ Đỗ Anh việc đầu tiên là các gia đình chuẩn bị một túi thuốc gồm: Thuốc hạ sốt, giảm ho, oresol (sử dụng trong trường hợp trẻ sốt cao mất nước, nôn nhiều) và thuốc giảm ho long đờm. Qua thực tế cho thấy, biểu hiện lâm sàng của bệnh giống như vi rút thông thường. Cụ thể, về đường hô hấp trên trẻ có triệu chứng: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau mỏi người, đau mỏi cơ. 30% trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng về đường tiêu hóa. Và một nửa số trẻ nhiễm bệnh kết hợp nhiều triệu chứng như đau đầu, nôn và rối loạn tiêu hóa.

Song song với việc điều trị triệu chứng thì các bậc phụ huynh cần hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em. Theo bác sĩ Đỗ Anh đánh giá, dinh dưỡng cho trẻ em bị F0 là vô cùng quan trọng, bởi trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin. Để sức khỏe và sức đề kháng của trẻ em chống được vi rút là do tự thân của trẻ chứ không phải thuốc. Thuốc ở đây chỉ đóng vai trò giảm triệu chứng khó chịu của trẻ. Còn chống lại vi rút là do sức đề kháng của mỗi trẻ, do dinh dưỡng.

Đặc biệt, với những trẻ dưới 6 tháng tuổi bị mắc Covid-19, thì sữa mẹ là phương thuốc tăng sức đề kháng hữu hiệu nhất cho trẻ nhỏ. Hai mẹ con cùng F0 thì vẫn cho trẻ bú bình thường; còn nếu mẹ đã dương tính, con âm tính thì người mẹ có thể vắt sữa cho trẻ dùng. Như vậy trẻ sẽ có một lượng kháng thể truyền sang con để chống Covid-19. Nhất là trên những người mẹ đã được tiêm hai mũi vắc xin phòng Covid-19. Với 2 nguyên tắc cơ bản là điều trị triệu chứng và dinh dưỡng hợp lý, bác sĩ Đỗ Anh cho rằng, trẻ sẽ có thể nhanh chóng khỏi Covid-19. Các bố mẹ hoàn toàn yên tâm, bởi hiện nay 95% trẻ nhiễm Covid-19 đều có triệu chứng ở mức độ nhẹ và trung bình./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động