Thận trọng tránh “bẫy lừa” đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
5 tháng đầu năm 2019: Hơn 54.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài | |
Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực | |
Triển vọng từ xuất khẩu lao động |
Tháng 7 này, kỳ thi tiếng Hàn tuyển chọn gần 4.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS mới diễn ra. Hiện chỉ có duy nhất Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (LĐ- TBXH) được giao thực hiện chương trình.
Tuy nhiên, đang có nhiều thông tin quảng cáo đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc, bao đậu, đảm bảo vượt qua được kỳ thi tiếng Hàn... xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội.
Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được giao thực hiện chương trình phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. (Ảnh người lao động xuất khẩu của Trung tâm) |
Trước tình thế đó, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Colab lên tiếng cảnh báo người lao động cần hết sức cẩn trọng, lưu ý và phòng tránh những hành vi lừa đảo. Colab hiện là cơ quan duy nhất trên cả nước phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức kỳ thi tiếng Hàn và làm các thủ tục cho người lao động có nguyện vọng sang Hàn Quốc làm việc.
Theo bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin (Cục Quản lý lao động ngoài nước), thì hiện chỉ có 3 hình thức đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc. Thứ nhất là chương trình cấp phép việc làm (chương trình EPS, visa E9). Thứ hai là chương trình thuyền viên làm việc trên tàu đánh cá và Chương trình lao động kỹ thuật cao (visa E7).
Ngoài ra, từ năm 2018 Chính phủ đồng ý cho thí điểm đưa lao động thời vụ 3 tháng sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thông qua hợp tác giữa hai địa phương hai nước. Do đó, nếu doanh nghiệp nhận đưa lao động sang Hàn Quốc bằng các loại hình khác như: Đi bằng visa du lịch, hay dạng vừa học, vừa làm là không đúng quy định.
“Nếu công ty nào hứa với người lao động chỉ cần nộp nhiều tiền sẽ không cần học tiếng và xuất cảnh nhanh thì người lao động cần thận trọng. Bên cạnh đó, người lao động có thể vào website của Cục Quản lý lao động ngoài nước để tìm hiểu các doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi Hàn Quốc làm việc bởi hiện nay không ít các công ty lừa đảo sử dụng tên gần giống với các doanh nghiệp được cấp phép. Bên cạnh đó cũng cần thận trọng với những lời giới thiệu như có người quen ở Bộ LĐ- TBXH, Cục Quản lý lao động ngoài nước có thể đưa lao động sang Hàn Quốc”, bà Hà khuyến cáo.
Ông Phạm Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết, hiện nay có không ít thông tin về việc có thể giúp người lao động đi Hàn Quốc làm việc mà không phải thi tiếng Hàn hoặc giúp các ứng viên vượt qua được kỳ thi tiếng Hàn sắp tới.
“Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định không ai có thể tác động được vào kết quả kỳ thi tới đây và trước các thông tin này các ứng viên phải cảnh giác”, ông Liêm nhấn mạnh. Ông Liêm cũng cho biết thêm, tất cả những người vi phạm quy chế thi tuyển EPS sẽ bị cấm thi trong 3 năm tiếp theo. Tại các điểm thi sẽ có các lực lượng chức năng, thanh tra Bộ LĐ - TBXH, lực lượng Công an, sự giám sát từ phía cơ quan Hàn Quốc để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc nhất. Việc xử lý, phát hiện được đường dây gian lận thi thuộc chức năng của bên Công an. Từ kinh nghiệm của năm trước, công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong kỳ thi tiếng Hàn theo chương trình EPS cũng sẽ được tăng cường.
Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ năm 2019, Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) sẽ áp dụng phương thức tính điểm thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề, năng lực để tuyển chọn lao động tham gia Chương trình EPS. Không chỉ thi tiếng Hàn như mọi năm, phương thức tính điểm mới sẽ nâng cao khả năng đánh giá năng lực người lao động thông qua việc kiểm tra trình độ tay nghề, thể chất và kinh nghiệm làm việc.
Năm nay, người lao động đăng ký tham gia chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm vòng 1 thi năng lực tiếng Hàn (EPS-TOPIK) và vòng 2 là kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực. Chỉ những người đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
“Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được giao thực hiện chương trình, không một tổ chức hay cá nhân nào được phép tham gia vào các quy trình phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, theo chương trình EPS. Vì vậy, Bộ LĐ- TBXH khuyến cáo người lao động cần lưu ý và phòng tránh những hành vi lừa đảo”, ông Liêm cảnh báo.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56