Tháng 9 "Vui Tết độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Khám phá Ngôi làng Lễ hội với hơn 25 gian hàng ẩm thực Hướng đi phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống |
Qua đó giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại "Ngôi nhà chung". Đồng thời góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc và tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, góp phần thu hút khách du lịch, hình thành điểm đến tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hoạt động tháng 9 với sự tham gia của hơn 200 đồng bào, nghệ sĩ, diễn viên của 17 dân tộc (Pà Thẻn, Cor, Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) có sự tham gia của các địa phương hoạt động hàng ngày và phối hợp huy động, cùng sự tham gia của Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Chương trình hoạt động có sự tham gia của 45 nghệ nhân dân tộc Dao, Pà Thẻn, Mông tỉnh Tuyên Quang và khoảng 20-25 người dân tộc Cor, tỉnh Quảng Ngãi.
Du khách tham quan tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. |
Theo đó, chương trình tháng 9 gồm nhiều hoạt động đặc sắc như: "Sắc màu xứ Tuyên" với việc tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Đông Bắc với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ phiên vùng cao Tuyên Quang với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Sắc màu xứ Tuyên". Điểm nhấn không gian hoạt động tại chợ là sắc màu văn hóa Tuyên Quang giới thiệu những sản vật, ẩm thực truyền thống các dân tộc Tuyên Quang; không gian ảnh về cảnh sắc vùng cao đặc biệt là không gian văn hóa của con người và vùng đất Tuyên Quang.
Bên cạnh đó là chương trình "Sắc màu chợ phiên" của cộng đồng các dân tộc tại chợ vùng cao phía Bắc với chương trình biểu diễn dân ca dân vũ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc tham gia tại Chợ vùng cao với các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền và các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như giã bánh dày, đánh quay (tu lu), leo cột, đẩy gậy... Giới thiệu nét đặc sắc nghệ thuật múa khèn của dân tộc Mông tỉnh Tuyên Quang; Tái hiện "Lễ cưới" của đồng bào dân tộc Dao; Tái hiện lễ cấp sắc của dân tộc Pà Thẻn, tỉnh Tuyên Quang.
Trong tháng 9, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng giới thiệu đến du khách chương trình "Sắc màu Tây Nguyên" với các hoạt động như: Tái hiện Lễ ăn trâu của dân tộc Cor, tỉnh Quảng Ngãi; Trình diễn nghệ thuật đấu chiêng của dân tộc Cor tỉnh Quảng Ngãi.
Song song với đó, hoạt động cuối tuần tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp này sẽ là chương trình biểu diễn nghệ thuật do Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện. Với các tiết mục xiếc đặc sắc như: Xiếc thú, ảo thuật, hề xiếc, tung hứng, lắc vòng, uốn dẻo… chương trình nhằm mang tới tiếng cười và những phút giây thoải mái cho du khách, đặc biệt là các em thiếu niên nhi đồng tới tham quan tại "Ngôi nhà chung" nhân dịp Quốc khánh.
Chương trình "Trung Thu cho em" với các hoạt động giới thiệu trình diễn và tương tác nghề thủ công truyền thống "Em tập làm nghệ nhân" như làm đèn ông sao, làm trống, làm mặt nạ, nặn tò he; trò chơi truyền thống: Ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống…
Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại "Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tin khác
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Văn hóa 11/01/2025 19:02
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Văn hóa 10/01/2025 20:29
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Văn hóa 09/01/2025 15:17
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội
Văn hóa 09/01/2025 13:44
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây
Xã hội 06/01/2025 17:04
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"
Văn hóa 05/01/2025 12:48
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia
Văn hóa 04/01/2025 13:23
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu
Văn hóa 02/01/2025 15:20
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025
Văn hóa 01/01/2025 15:07
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025
Văn hóa 31/12/2024 22:50