Thăng Long tứ trấn được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
Thăng Long tứ trấn: Đậm nét văn hóa tâm linh Khám phá trấn Bắc Thăng Long xưa |
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt (đợt 12) đối với 5 di tích. Trong đó, Hà Nội có Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn, gồm: đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm), đền Voi Phục, đền Quán Thánh (quận Ba Đình), đền Kim Liên (quận Đống Đa). Đây là 4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long. Thời xưa, những ngôi đền này thường được nhà vua đến dâng hương vào dịp đầu năm.
Nằm ở phía Đông, đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866. Sau đó, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra xây thành Thăng Long vào năm 1010 nên được xây dựng lại.
Đền được xây theo hình chữ Tam, bên ngoài là phương đình 8 mái. Điểm đặc sắc của công trình kiến trúc này chính là hệ thống mái hình vỏ cua (hình mai con cua) liên kết giữa các hạng mục kiến trúc. Điều này tạo sự khép kín, liên hoàn, tăng thêm không gian cho di tích, tạo điểm nhấn khác biệt, hiếm thấy của di tích so với nhiều di tích vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đền hiện còn giữ được nhiều hiện vật có giá trị mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 17, có lẽ được bổ sung trong việc tu bổ và năm chính hòa thứ 8 (1687). Ngôi đền còn lưu giữ được 18 bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, 17 đạo sắc phong do triều đình nhà Nguyễn ban tặng, cùng nhiều đồ thờ tự quý khác.
Đền Quánh Thánh - một trong tứ trấn Thăng Long xưa. |
Đền Voi Phục nằm về phía Tây thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình), là tối linh từ thờ thần Linh Lang - vị thần được tin là giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành. Cổng nghi môn được làm dạng tứ trụ như những trục vũ trụ đem sinh khí từ tầng trên truyền xuống trần gian.
Hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục. Phía trước lối đi giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thủy tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng. Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây “chạm tròn” bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực.
Đền Quán Thánh nằm góc đường Cổ Ngư xưa (đường Thanh Niên ngày nay) và phố Quán Thánh trông ra hồ Tây, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây theo kiểu nội “đinh”, ngoại “quốc”, ngoài cùng là nghi môn tứ trụ, tiếp đến là gác chuông nơi treo quả chuông được đúc vào năm Đinh Tỵ đời Lê Hy Tông (1677), phía trong là tòa đại bái và hậu cung.
Hai bên tả, hữu tòa đại bái có treo biển đồng “Đề Chân Vũ quán”, do vua Thiệu Trị ngự đề. Điều đặc biệt ở đền Quán Thánh là ở hậu cung đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc vào năm 1677. Pho tượng cao 3,96 m, nặng 4 tấn. Tượng có đầu tròn, đội mũ ni, tai to, khuôn mặt đầy đặn với đôi mắt mở to, mũi cân phân, miệng ngậm, râu dài… toát lên thần thái của một Đạo sĩ.
Ngoài pho tượng đồng nổi tiếng trên, đền Quán Thánh còn có những đồ vật bằng đồng rất lớn khác: Chiếc khánh đồng từ thời Tây Sơn, đôi đèn bằng đồng chạm trổ rất cầu kỳ, cùng vạc đồng, lư hương đồng… và 52 bộ hoành phi câu đối từ các thời.
Cuối cùng là đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) được xây dựng trên một gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên (đầm đã bị lấp đi để làm đường vành đai 1). Đình chính gồm Nghi môn, Đại bái và Cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc.
Trên các bộ phận kiến trúc các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nhà Đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương - công chúa con gái vua Lê, và Huệ Minh công chúa).
Di vật quan trọng tại đình Kim Liên ngoài tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” còn có 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời nhà Nguyễn, sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).
Theo Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 15 giờ hôm nay (28/11): Giá xăng lên sát 21.000 đồng một lít
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm
Hoàng Rob: “Khiêu vũ với tất cả nỗi sợ trong mình”
Thông xe cầu Rạch Đỉa
Nhận định trận Tottenham vs Roma: Nạn nhân tiếp theo của đội chủ nhà
Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”
Tin khác
Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”
Xã hội 28/11/2024 13:10
Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô
Văn hóa 28/11/2024 08:05
Bay cao con nhé!
Văn hóa 26/11/2024 21:55
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Văn hóa 26/11/2024 10:00
Khói bếp chiều đông
Văn hóa 26/11/2024 08:01
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Văn hóa 25/11/2024 16:52
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53