Thành công từ sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng

Với tinh thần sáng tạo và trách nhiệm, hai công nhân Trần Thị Thu Hà và Trần Đức Hùng của Công ty TNHH Bút chì Mitsubishi Việt Nam đã không ngừng nỗ lực tìm tòi, cải tiến trong quá trình lao động sản xuất. Với những sáng kiến của mình, anh Hùng và chị Hà đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ghi nhận và khen thưởng “Sáng kiến, sáng tạo” năm 2024.
"Bữa cơm Công đoàn" cho hơn 300 công nhân lao động Công ty TNHH Bút chì Mitsubishi Tôn vinh 100 gương sáng kiến, sáng tạo và 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Sáng tạo từ trong khó khăn

Công ty TNHH Bút chì Mitsubishi Việt Nam là Công ty 100% vốn của Nhật Bản, được thành lập năm 2000, tại Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. Sản phẩm chính của Công ty gồm: Ruột chì màu, chì đen, các loại bút sơn, bút đánh dấu, bút nước, bút viết bảng…

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn, Công ty Bút Chì Mitsubishi Việt Nam cũng không tránh khỏi những thách thức khi đơn hàng giảm, và công nhân phải nghỉ luân phiên trong hơn một năm vừa qua. Tuy nhiên, giữa những thử thách ấy, cũng là lúc phong trào lao động giỏi, sáng kiến sáng tạo tại cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong số hơn 1.000 đề án sáng kiến của công nhân lao động được ghi nhận, nổi bật có hai đề tài với những sáng kiến đột phá, mang lại lợi ích lớn cho Công ty của chị Trần Thị Thu Hà và anh Trần Đức Hùng.

Thành công từ sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng
Chị Trần Thị Thu Hà luôn vượt qua khó khăn, vươn lên trong công việc.

Chị Trần Thị Thu Hà với đề tài “Cải tiến hợp lý hóa dòng chảy sản phẩm bút PX-20” đã làm lợi cho Công ty 268 triệu đồng/năm. Đề tài “Sáng chế máy quét hồ tự động tại công đoạn quấn chì 7600” của anh Trần Đức Hùng làm lợi cho Công ty 204 triệu đồng/năm. Sáng kiến của anh Hùng, chị Hà không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu, mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần quan trọng vào việc vượt qua khó khăn và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Chia sẻ về sáng kiến của mình, chị Trần Thị Thu Hà bộc bạch: “Cái khó ló cái khôn, khó khăn cũng là động lực để chúng tôi phấn đấu. Chúng tôi luôn ý thức điều đó trong mỗi hành động để có động lực vươn lên trong công việc”.

Cũng theo chia sẻ của chị Hà, sáng kiến cải tiến của chị bắt nguồn từ chính quá trình sản xuất. Cụ thể do bút từ máy lắp ráp tự động xuất ra ngược chiều với các máy dán nhãn, bọc nilon, để ghép nối được các máy với nhau thì cần phải xoay chiều bút chì ngay sau máy lắp ráp. Sau khi nghiên cứu, dựa trên sự mất cân bằng trọng lực của sản phẩm, chị Hà đã sáng chế ra bộ tự động xoay chiều bút (hiệu suất 100%), sắp xếp lại các vị trí máy móc để khắc phục bất cập trên.

Cũng như chị Hà, xuất phát từ công việc thực tế, anh Hùng đã có sáng kiến “Chế tạo máy quét hồ tự động trên quấn chì”, để giảm sức lao động, giảm chi phí nguyên liệu và nhân công. Theo anh Hùng, khi chưa có máy quét hồ tự động, công nhân phải dùng tay để cầm chổi đánh hồ trên giấy, do đó mất nhiều sức, nhiều thời gian và nhân công.

Thành công từ sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng
Anh Trần Văn Hùng không ngừng nỗ lực sáng tạo trong công việc, góp phần vào sự phát triển của Công ty.

Trước thực tế trên, anh Hùng luôn suy nghĩ phải làm thế nào để công nhân sản xuất đỡ vất vả và công việc hiệu quả hơn. Qua nhiều lần suy nghĩ, tìm tòi, anh Hùng đã chế tạo ra máy quét hồ tự động. Với máy này, công nhân lao động chỉ cần đặt giấy vào, máy sẽ dùng cơ cấu tự lấy hồ và bôi lên giấy. “Hiện máy quét hồ tự động đang được áp dụng cụ thể bôi hồ tự động ở công đoạn quấn chì, giúp giảm thời gian, chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công và tăng năng suất lao động. Em rất vui vì mình đã góp một phần giúp công nhân lao động giảm mệt mỏi, hăng say lao động hơn”, anh Hùng bộc bạch.

Thúc đẩy phong trào thi đua

Theo anh Hùng và chị Hà, một trong những động lực để công nhân lao động trong Công ty tích cực đưa ra sáng kiến cải tiến bắt nguồn từ sự quan tâm và khuyến khích từ Công đoàn, Ban lãnh đạo Công ty. Thông qua phong trào "Sáng kiến cải tiến", mọi ý tưởng từ cán bộ, công nhân viên đều nhận được sự hỗ trợ thiết thực để hiện thực hóa. Đặc biệt, các sáng kiến dù lớn hay nhỏ, đều được khen thưởng kịp thời, tạo động lực lớn cho sự sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển chung của Công ty.

Nói về sáng kiến sáng tạo của công nhân lao động Trần Thị Thu Hà và Trần Đức Hùng, ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Bút chì Mitsubishi Việt Nam tự hào cho biết: Với tinh thần sáng tạo và trách nhiệm, hai công nhân Trần Thị Thu Hà và Trần Đức Hùng đã không ngừng tìm tòi, cải tiến trong quá trình lao động sản xuất. Những sáng kiến của các bạn không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí, mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần quan trọng vào việc vượt qua khó khăn và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây là niềm tự hào không chỉ của cá nhân các bạn, mà còn của toàn thể Công ty và Công đoàn cơ sở.

Thành công từ sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng
Anh Hùng, chị Hà và các công nhân lao động Thủ đô tiêu biểu tham dự Hội nghị biểu dương "Sáng kiến, sáng tạo" của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội năm 2024.

Cũng theo ông Hưng sáng kiến có thể nhỏ, số tiền làm lợi chưa cao, nhưng rất đáng quý ở tinh thần dám nghĩ dám làm, dám vượt qua khó khăn, tự tin sáng tạo của công nhân lao động. Đặc biệt, trong lúc Công ty đang gặp không ít khó khăn, tinh thần say mê nghiên cứu, muốn cống hiến để sản phẩm tốt hơn, Công ty phát triển mạnh hơn của mỗi công nhân lao động là điều Ban lãnh đạo và Công đoàn rất trân trọng và tự hào.

“Với sự cống hiến và tinh thần làm việc không ngừng nghỉ, chị Trần Thị Thu Hà và anh Trần Đức Hùng đã trở thành tấm gương sáng cho toàn thể nhân viên Công ty, khẳng định rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự sáng tạo và nỗ lực luôn là chìa khóa dẫn đến thành công. Chúng tôi tin rằng, với những đóng góp quý báu này, Công ty sẽ tiếp tục vững bước và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai".

Và như để đáp lại sự cống hiến không ngừng nghỉ của anh Hùng và chị Hà cũng như tập thể người lao động, trong suốt thời gian qua, đơn hàng của Công ty Bút chì Mitsubishi Việt Nam đã và đang tăng lên một cách tích cực. Công nhân lao động không còn phải nghỉ luân phiên do thiếu đơn hàng. Đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Trong quá trình chỉ huy chữa cháy tại khu nhà xưởng (số 860 Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), bị mảnh kính vỡ do tác động của nhiệt lượng lớn, làm bắn vào vai trái và gây thương tích.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động