Thanh Oai: 100% hộ nghèo được sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện

Chiến dịch sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện cho các hộ nghèo được Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) thực hiện trong nhiều năm qua trải dài trên các địa bàn, huyện thị. Mỗi hộ sẽ được thay mới toàn bộ đường dây điện, lắp công tơ và thay bóng tiết kiệm điện năng. Hàng chục tỷ đồng đã được đầu tư để giúp những gia đình nghèo. Trong chiến dịch kéo dài suốt 3 tháng cuối năm 2020, đã có 800 hộ nghèo thuộc huyện Thanh Oai được hỗ trợ để thay thế thiết bị điện.
Nhiều ưu đãi khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại Hà Nội Điện mặt trời áp mái: Hệ thống năng lượng tương lai Hệ thống điện đáp ứng đủ công suất cho phụ tải

Buổi sáng cuối tháng 10, căn nhà của bà Trần Thị Điển, nằm tại xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội không khoá cửa. Gió thu se lạnh luồn qua 3 gian nhà trống trải, theo đúng nghĩa đen. Căn nhà gần như không có tài sản gì đáng giá, chiếc tivi thế hệ cũ hỏng màn hình, 3 chiếc quạt cây, hai chiếc giường chăn chiếu mỏng manh, trong bếp, chiếc bếp ga được che bằng một tấm nilon phủ lớp bụi dày, đã lâu rồi chưa được nổi lửa. Trong sân chỉ có bóng những người thợ điện sáng nay đang giúp thay đường dây.

Thanh Oai: 100% hộ nghèo được sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện
100% hộ nghèo huyện Thanh Oai được EVN Hà Nội sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện

Không ai rõ mức thu nhập hàng tháng của bà là bao nhiêu, có thể loanh quanh ở mức một triệu nhờ tiền bán rau và công làm cỏ, hoặc có thể thấp hơn, hoá đơn tiền điện mỗi tháng chỉ vài chục nghìn nhưng thường được nhà nước trợ cấp 30.000 đồng, phần còn lại bà con làng xóm giúp đỡ.

Là một trong những gia đình nghèo nhất xã Kim An, trước đây bà Điển ở cùng với gia đình em trai, nhưng sau đó, người em rượu chè, đau yếu liên miên, cả gia đình phải ra Hà Nội chữa bệnh nên căn nhà vốn là nơi sinh hoạt của 5 thành viên giờ chỉ còn lại bà Điển sinh sống. Người phụ nữ đã gần 70 tuổi, không có họ hàng thân thuộc, không có sức lao động và cũng không có kế sinh nhai.

Chi phí thay đường dây không nhiều, nhưng với một người phụ nữ sống hôm nay chưa biết ngày mai như bà thìquá sức chi trả. Chính vì vậy, EVN Hà Nội, trong chương trình hỗ trợ thay mới đường dây cho người dân trên địa bàn đã hỗ trợ gia đình. Toàn bộ đường dây cũ được tháo bỏ và thay bằng đường dây mới bền và an toàn hơn, những bóng đèn tiết kiệm điện cũng được thay thế cho những bóng cũ đã tù mù, không đủ thắp sáng.

Dù biết người phụ nữ ấy ít khi sử dụng, nhưng "hy vọng bà sẽ được sử dụng điện một cách an toàn hơn, bớt đi nỗi lo những mùa mưa bão, đường dây cháy chập, hay ít nhất mùa đông tới sẽ có thể đun nước, thắp sáng và sưởi ấm", anh Thuật, thuộc nhóm thợ điện phụ trách địa bàn xã cho biết.

Cách căn nhà của bà Điển khoảng 2km, tại xã Kim Lân là nơi sinh sống của hai mẹ con cô Trần Thi Thập (55 tuổi) và em Lê Thị Hợp (15 tuổi). Con đường dẫn vào nhà của hai mẹ con được xếp bằng những viên gạch xỉ đã bám đều rêu phong. Nhà chỉ có một phòng duy nhất, vừa là phòng khách, vừa là phòng ngủ và vừa là phòng học cho em Hợp. Ngoài bàn ghế, giường tủ đã cũ, căn nhà không có đồ đạc gì đáng giá.

Thanh Oai: 100% hộ nghèo được sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện
Bà Trần Thị Điển vui mừng khi hệ thống điện của gia đình được sửa chữa

Mỗi tháng gia đình cô Thập chỉ dùng hết vài chục nghìn tiền điện vì ngoài bóng đèn và một chiếc quạt cho mùa hè, đồ điện trong nhà gần như không còn gì. Đã từ lâu cô Thập không biết ai trả hoá đơn giúp gia đình mình, “có thể xã giúp đỡ, hoặc gia đình người họ hàng gần đây trả giúp vì thương hai mẹ con, chứ cô làm gì có tiền”, người phụ nữ chia sẻ khi đứng bên thềm đợi những người thợ điện lắp đặt đường dây mới trong nhà.

Cũng như nhiều gia đình hộ nghèo khác tại huyện Thanh Oai trong thời điểm này, căn nhà của hai mẹ cô Thập cũng được hỗ trợ thay đường dây cũ và lắp đặt đường dây, công tơ, bóng đèn an toàn hơn. Hệ thống điện mới mang đến sự ổn định cho một phần cuộc sống của hai mẹ con cô Thập, giữa căn nhà với một tương lai bất ổn và vô định.

Cách đó không xa, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyên và Nguyễn Huy Thắng là một cảnh nghèo khác tại huyện Thanh Oai. Hộ gia đình với 7 người sinh sống trong khu đất nhỏ, hai gian nhà chung một mái, khoảnh sân trước hiên chỉ đủ rộng để phơi một nửa số thóc thu hoạch vụ hè thu vừa rồi.

Ngồi bên hiên nhà, bố mẹ chồng chị Tuyên cần mẫn vót từng chiếc vành nón để tăng thêm thu nhập, mỗi ngày từ sáng đến chiều hai ông bà có thể vót được khoảng 10 chiếc. Một bó 10 chiếc vành nón bán được 18.000 đồng.

Thanh Oai: 100% hộ nghèo được sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện
Công nhân EVN Hà Nội triển khai lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện cho 100% hộ nghèo trên địa bàn huyện Thanh Oai (Hà Nội)

Anh Thắng, 35 tuổi bị viêm tuỵ và gần như tháng nào cũng phải đi bệnh viện. Sức khoẻ không cho phép anh làm các công việc nặng nhọc, những khi không ốm, anh đi làm thợ xây, mỗi tháng thu nhập được gần 3 triệu đồng, đây cũng là nguồn thu nhập chính của cả nhà. Cuộc sống xoay quanh những phép toán sinh kế. Tổng thu nhập của chồng cộng hỗ trợ hộ nghèo, tiền vót vành nón, trừ đi tiền học của 3 con, tiền điện nước, tiền ăn của 7 người, tiền thuốc cho chồng và ông bà nội, tiền sinh hoạt… thu chưa lúc nào đủ chi.

Gia đình của bà Điển, cô Thập, anh Thắng, chị Tuyên nằm trong số 800 hộ nghèo thuộc huyện Thanh Oai được hỗ trợ để thay thế thiết bị điện trong chiến dịch kéo dài suốt 3 tháng cuối năm 2020. Sự hỗ trợ của EVN Hà Nội đến với các gia đình vào đầu tháng 10, trước khi mùa đông chính thức bắt đầu. Bên cạnh hệ thống đường dây mới, các gia đình được lắp thêm một bóng đèn năng lượng mặt trời ngay trong sân. Ngôi nhà giờ đây đã sáng sủa hơn mỗi tối, yên tâm về một hệ thống điện an toàn.

“Tiếng là người Thủ đô, nhưng ở nhiều huyện như Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Mỹ Đức…vẫn còn nhiều gia đình thuộc diện nghèo như chị Điển, chị Thập. Những đường dây điện mới không thể ngay lập tức giúp họ thoát nghèo, nhưng một căn nhà sáng hơn, với ánh đèn ấm áp, an toàn với đường dây đấu nối cẩn thận ít nhất cũng có thể giúp họ yên tâm trong sinh hoạt hằng ngày”, đại diện EVN Hà Nội chia sẻ.

Đ.Đ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động