Thành phố Hồ Chí Minh: Chốt kiểm soát vẫn kẹt cứng dù đã ngưng ‘di biến động dân cư’
Tạm ngưng khai báo 'di biến động dân cư' trong nội thành Trải tình yêu Công đoàn, ấm lòng người lao động Nhiều tuyến đường ở thành phố Hồ Chí Minh xe đông đúc |
Sáng nay 16/8, nhiều chốt kiểm soát dịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh quá tải, kẹt cứng người dù lực lượng chức năng chỉ kiểm tra giấy đi đường.
Cụ thể, tại các chốt kiểm soát trên một số tuyến đường như Phan Đăng Lưu, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) xảy ra tình trạng kẹt xe, phương tiện kẹt lại trên đường rất đông, kéo dài hàng chục mét. Dù đã ngưng kiểm tra mã QR "di biến động dân cư" nhưng Tổ công tác tại các chốt kiểm soát kiểm tra khá nghiêm ngặt về thời hạn của giấy đi đường. Tất cả giấy đi đường của người dân phải có hiệu lực trong vòng 7 ngày, đồng thời yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân.
Ùn ứ tại chốt kiểm soát dù thành phố Hồ Chí Minh đã ngưng kiểm tra mã QR "di biến động dân cư". Ảnh chụp lúc 8h, sáng 16/08, ở chốt Phan Đăng Lưu - Nguyễn Công Hoan quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. |
Trong quá trình kiểm soát, rất nhiều trường hợp ra đường với lý do không cần thiết, đồng thời giấy tờ không hợp lệ cũng rất nhiều. Tất cả các trường hợp này, lực lượng chức năng đều yêu cầu quay đầu và nhắc nhở làm lại giấy tờ.
Lực lượng chức năng kiểm tra rất kỹ giấy đi đường. |
Với những trường hợp giấy đi đường không hợp lệ hoặc hết hạn, người đi đường buộc phải quay xe. |
Rất nhiều trường hợp ra đường không có lý do chính đáng. |
"Bây giờ quá nhiều người đang dồn lại tại đây thì lực lượng chức năng nên linh động, có giấy tờ thì cho qua để tránh lây lan dịch bệnh. Bao nhiêu người dồn lại một chỗ như thế này thì quá nguy hiểm" - anh Trần Gia Phát (tài xế xe công nghệ) bức xúc vì phải chờ gần 30 phút trong kẹt xe mới có thể qua chốt.
Ông T. (một người dân ngụ quận Tân Bình) đang chở người mẹ gần 90 tuổi đi khám bệnh cũng bị kẹt ở giữa đoàn người. Liên tục động viên mẹ cố gắng chịu nắng, vì đông người quá nên chưa nhích lên được. Ông T. cho biết, kiểm soát chặt chẽ cũng tốt, nhưng phải tùy tình hình để linh động thực hiện chứ dồn ứ lại khiến nguy cơ lây nhiễm rất cao.
"Từ nhà tôi ra đến đây cũng đi qua mấy chốt, nhưng chỉ có chỗ này bị kẹt. Lực lượng chức năng nên xem xét lại cách kiểm soát để tránh tình trạng đông người dồn một chỗ như thế này, cực kỳ mất an toàn. Chưa kể, nhiều trường hợp cao tuổi, có việc cấp bách bị kẹt cứng giữa đoàn người như tôi thì tiến lùi đều không được", ông T. nói.
Ông T. chở người mẹ lớn tuổi đi khám bệnh mắc kẹt giữa dòng xe. |
Một chiến sĩ kiểm soát tại chốt Phan Đăng Lưu cho biết, công văn mới số 2718 của Uỷ ban nhân dân thành phố có bổ sung thêm một số đối tượng được phép ra đường. Do đó, người dân ra đường đông hơn trước đây.
Thành phố có bổ sung thêm một số đối tượng được phép ra đường cũng là lý do người dân ra đường đông hơn trước đây. |
Trước đó, tối 15/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản khẩn số 2718 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19. Nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".
Bên cạnh đó, Thành phố cho phép thêm các nhóm đối tượng sau được hoạt động như các cơ sở sản xuất thực phẩm (như bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu...); các tổ chức hành nghề công chứng; các công ty cung cấp dịch vụ: bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư; bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng), phòng bán vé máy bay; phòng khám tư nhân. Đội ngũ người giao hàng (shipper) có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện theo Công văn số 2491; người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31