Thành phố Hồ Chí Minh có thể siết chặt phong tỏa nếu dịch bệnh gia tăng sau 15 ngày cách ly

Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng 3 phương án chống dịch Covid-19 sau 15 ngày cách ly, trong đó tính đến phương án xấu nhất là gia tăng phong tỏa toàn thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dừng hoạt động của doanh nghiệp nếu không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà Việt Nam thay đổi chiến lược mới trong cách ly, điều trị Covid-19

Chuẩn bị sẵn 3 kịch bản sau 15 ngày cách ly

Chiều 13/7, ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau 5 ngày thực hiện giãn cách xã hội, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch thành phố ghi nhận người dân đã hiểu, đồng tình và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công của đợt giãn cách, nếu không nghiêm và không đồng bộ thì kết quả không cao.

Về các biện pháp phòng chống dịch trong những ngày qua, ông Mãi cho biết, thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung 3 tuyến: Tầm soát F0 có trọng tâm, trọng điểm với nỗ lực tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể; tuyến 2 là cách ly, thu dung, điều trị F0, tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân nặng; tuyến 3 là tập trung cho vắc xin Covid-19.

Ông Phan Văn Mãi cũng cho biết thêm, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch thành phố cũng đưa ra 3 tình huống có thể xảy ra sau 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16. Cụ thể,

Thứ nhất, nếu dịch bệnh được kiểm soát, thành phố thực hiện điều chỉnh giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo thực tế.

Thứ hai, dịch bệnh chưa được kiểm soát, thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường ở một số địa bàn.

Thứ ba, trường hợp xấu nhất là dịch bệnh gia tăng mạnh, thành phố đã tính đến tình huống phải siết chặt phong tỏa và đề xuất với Trung ương để quyết định giải pháp phù hợp.

Thành phố Hồ Chí Minh có thể siết chặt phong tỏa nếu dịch bệnh gia tăng sau 15 ngày cách ly
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ nhấn mạnh: Dù tình huống nào xảy ra, chúng ta vẫn phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và triệt để yêu cầu 5K, nhất là khoảng “thời gian vàng” này. Các cơ quan chức năng, lực lượng công tác trực tiếp tham gia phòng chống dịch phải thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ để đạt hiệu qủa cao nhất.

Nhằm đạt được kết quả cao nhất, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi mong rằng, người dân thành phố, các cấp, các ngành, tổ chức tiếp tục chung sức, đồng lòng thực hiện tốt các quy định trong 10 ngày còn lại.

Sẵn sàng 50.000 giường bệnh chữa Covid-19

Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết, đến nay, toàn thành phố có 16.346 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện và Bộ Y tế đã công bố. Các bệnh viện tại thành phố đang điều trị 15.647 bệnh nhân dương tính mới, trong đó có 224 bệnh nhân nặng đang thở máy (8 trường hợp cần can thiệp ECMO).

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 14 khu cách ly tập trung, 19 bệnh viện dã chiến đang hoạt động, 5 bệnh viện đang được thiết lập, đưa tổng quy mô giường bệnh hiện có lên khoảng 50.000 giường.

Liên quan đến kế hoạch triển khai cách ly F1, F0 tại nhà, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết, các giải pháp hiện nay đều chưa có tiền lệ, việc cân nhắc và lựa chọn giải pháp để triển khai là tùy thuộc vào tình hình thực tế. Việc triển khai cách ly F1, F0 tại nhà cần tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân. Ngoài ra, tùy diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tham mưu và đề xuất cụ thể với Ủy ban nhân dân thành phố để có những chỉ đạo kịp thời, phù hợp.

Thành phố Hồ Chí Minh có thể siết chặt phong tỏa nếu dịch bệnh gia tăng sau 15 ngày cách ly
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng thông tin tại cuộc họp.

Hiện nay, ngành y tế đang tập trung công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 bởi số lượng bệnh nhân tăng cao mỗi ngày. Tuy nhiên, công tác chăm sóc, khám và điều trị cho các bệnh khác cũng vẫn được quan tâm. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 40 - 60% bệnh nhân ngoại tỉnh đến điều trị nội trú và ngoại trú. Việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã làm giảm số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Trong điều kiện diễn biến dịch bệnh phức tạp, ngành y tế triển khai các tổ, đội cấp cứu đến tại nhà để đảm bảo dịch vụ y tế kịp thời cho người dân.

Về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, qua 4 đợt tiêm, tổng số lượt người đã được tiêm là 991.872 người, trong đó có 943.215 mũi 1 và 48.657 mũi 2. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tổ chức đợt tiêm chủng với hơn 1,1 triệu liều vừa được Bộ Y tế phân bổ.

Đối với các ca dương tính với SARS-CoV-2 mới phát hiện, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nguyễn Hồng Tâm cho hay, từ 6h ngày 12/7 đến 6h ngày 13/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) ghi nhận 1.602 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, phần lớn là khu vực cách ly và khu vực phong tỏa. Ngoài ra, 8 trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp, 3 trường hợp phát hiện khi tầm soát cộng đồng, 138 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 96 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.

Các chốt kiểm soát không phải là phong tỏa

Liên quan đến việc gỡ các chốt kiểm soát nội thành, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm cho biết, sau 5 ngày áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, lượng phương tiện tham gia giao thông giảm hơn 70%. Sở đã phối hợp tạo luồng xanh với 19 tỉnh Nam bộ và Tây Nam bộ, cấp nhận diện cho khoảng 19.000 phương tiện ra vào thành phố.

Sở cũng ghi nhận lượng hàng hoá ra vào các cảng biển khoảng 45.000 tấn/ngày, 228.000 tấn/ngày đối với hàng hoá đường thuỷ. Nhìn chung, lượng hàng hoá không giảm so với trước đây, cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố đảm bảo thực hiện được “mục tiêu kép”.

Thành phố Hồ Chí Minh có thể siết chặt phong tỏa nếu dịch bệnh gia tăng sau 15 ngày cách ly
Thành phố đã tính đến phương án xấu nhất là phải siết chặt phong tỏa.

Hiện nay, thành phố vẫn triển khai 12 chốt kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa ngõ ra/vào. Các chốt nội thành giao cho các quận/huyện linh hoạt bố trí và có phương pháp kiểm tra phù hợp, áp dụng thêm tuần tra đột xuất.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm nhấn mạnh, các chốt kiểm soát không phải là phong tỏa, mà là để kiểm tra và hạn chế việc người dân ra khỏi nhà khi không cần thiết.

Tính riêng ngày 13/7, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho biết, lượng lương thực thực phẩm chuyển về thành phố đạt khoảng 1.900 tấn, tăng 100 tấn so với ngày 12/7, trong đó chủ yếu là thực phẩm tươi sống.

Để khắc phục khó khăn về kênh phân phối, Sở Công thương đã vận động nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp. Trong đó, Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Việt Nam Post) đã hỗ trợ bằng cách đưa các bưu cực ở địa phương trở thành điểm bán hàng lưu động. Cụ thể, Viettel Post hỗ trợ 34 điểm bán, Việt Nam Post dự kiến đăng ký 200 điểm bán. Sở Công thương phụ trách đưa hàng hóa tới điểm bán để phục vụ người dân.

Ngoài ra, Sở Công thương phối hợp với các doanh nghiệp logistic tổ chức bán hàng lưu động. Trong ngày hôm nay đã tổ chức 24 điểm bán với 30 lượt xe, chủ yếu cung cấp hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn gặp khó khăn về hệ thống phân phối.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động