Thành phố Thủ Đức đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam
Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức cho biết, Thủ Đức đã được Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh và quốc gia.
Thành phố Thủ Đức có vị trí nằm về phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, một vị trí quan trọng trong vùng tam giác thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Xa lộ Hà Nội, đường Phạm Văn Đồng - Quốc lộ 1K, Quốc lộ 52, Quốc lộ 13, đường Vành đai 2,…
Ông Hoàng Tùng cho biết, kể từ khi thành lập, thành phố Thủ Đức tập trung phát triển nhiều lãnh vực như khoa học công nghệ, công nghệ tài chính, y tế và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo bậc cao và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức phát biểu khai mạc toạ đàm. |
"Thành phố Thủ Đức hướng tới đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn. Tôi hy vọng các đại biểu, tổ chức, doanh nghiệp sẽ đóng góp thật nhiều ý tưởng để phát triển quy hoạch thành phố Thủ Đức", ông Hoàng Tùng nói.
Về mục tiêu phát triển, thành phố Thủ Đức sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận cũng như kết nối giữa các khu vực khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh một cách chiến lược, trọng điểm và phát huy hiệu quả.
Trọng tâm phát triển thành phố Thủ Đức theo mô hình khu đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, là một trong các động lực tăng trưởng của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực. Phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với chiến lược, mô hình phát triển kinh tế biển, thích ứng biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường, xâm nhập mặn, nước biển dâng.
Toàn cảnh toạ đàm doanh nghiệp về đóng góp ý tưởng đề án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức diễn ra sáng 5/3. |
Phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), giao thông khác cao độ, kể cả giao thông ngầm, công cộng và không gian đô thị ngầm xung quanh; Hình thành các hạt nhân của các trung tâm chính và trung tâm phục trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ và các hạt nhân của các khu đô thị, củng cố cấu trúc đô thị đa cực...
Tại buổi toạ đàm, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết, theo kết luận cuộc họp chiều ngày 4/3, thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết hợp với thành phố Đà Nẵng hoàn thành đề án trung tâm tài chính ở Việt Nam. Đề án này được công ty ấp ủ nhiều năm và trung tâm tài chính này sẽ được đặt tại thành phố Thủ Đức.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, đối với việc phát triển các trung tâm thương mại tập trung, vui chơi giải trí và du lịch, đề xuất quy hoạch một khu đô thị có hạ tầng thuận lợi để phát triển thành đô thị kiểu mẫu, hình thành chuỗi các khu thương mại, dịch vụ cao cấp. Đồng thời, cần quy hoạch một khu vui chơi giải trí công nghệ cao như Disneyland và khu hoạt động về đêm tại thành phố Thủ Đức.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) đóng góp ý kiến tại toạ đàm. |
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, hiện thành phố Thủ Đức đã và đang được phê duyệt rất nhiều tuyến đường kết nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương như: Vành đai 2, Vành Đai 3, cầu Cát Lái, tuyến Metro số 1…
"Muốn phát triển đầu tiên hết là vấn đề hạ tầng. Và trong hạ tầng đô thị là giao thông và đó sẽ là vấn đề quyết định thành công của thành phố Thủ Đức”, ông Châu nói.
Trung tá Nguyễn Phương Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, quy hoạch thành phố Thủ Đức cần xem xét phát triển các tuyến giao thông kết nối khu cảng Cát Lái đến Bình Dương, Đồng Nai vì lượng hàng đi qua Cát Lái rất lớn.
"Phát triển các tuyến đường đề giảm tải cho Xa lộ Hà Nội. Nếu tình hình giao thông ở các tuyến đường trọng yếu như Xa lộ Hà Nội cứ kẹt xe như hiện nay thì ảnh hưởng rất lớn đến cái tầm của một thành phố sáng tạo", ông Nam nói.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel nhấn mạnh lợi thế về sông nước của thành phố Thủ Đức: "Toàn bộ đoạn sông Sài Gòn đẹp nhất của thành phố Hồ Chí Minh gần như đi qua địa bàn thành phố Thủ Đức.
"Thủ Đức cần chú trọng quy hoạch và khai thác loại hình thể thao gắn với sông nước, bến đậu du thuyền, ca nô trên sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, cần những dịch vụ ven sông để khai thác du lịch sông, nhất là vào ban đêm", ông Kỳ nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35