Thành tích nổi bật trong xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Oai

Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Đó là những kết quả nổi bật sau 10 năm huyện Thanh Oai xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thanh Oai vượt chỉ tiêu thành lập công đoàn cơ sở

Huyện Thanh Oai vượt chỉ tiêu thành lập công đoàn cơ sở
Chọn người tài, đức để xây dựng quê hương

Chọn người tài, đức để xây dựng quê hương

Đến nay, toàn huyện Thanh Oai đã có 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, “về đích” sớm 1 năm so với chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý, xét theo các tiêu chí của huyện nông thôn mới, Thanh Oai cũng đã hoàn thành 9/9 tiêu chí, hiện đang lấy ý kiến để xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

2831 ba hang 2
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình trồng bưởi cảnh tại thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai.

Kết quả ấn tượng này càng có ý nghĩa hơn khi năm 2020 lại đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Oai. Ông Đinh Trường Thọ, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai cho rằng, sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao của Thành phố, sự vào cuộc quyết liệt với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị huyện Thanh Oai, đặc biệt là sự đồng lòng, đồng sức của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trong toàn huyện đã mang lại “trái ngọt” này.

Điểm qua những kết quả đạt được sau 10 năm nỗ lực, Bí thư huyện ủy Thanh Oai nhấn mạnh: “Có 10 thành tích nổi bật, trong đó điểm sáng nhất là tạo được sự đồng thuận của nhân dân, từ đó huy động được sức người, sức của tham gia vào công việc chung, vì mục tiêu chung. Hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn; hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng cao”.

Thực tế được minh chứng, trong giai đoạn 2010 - 2020, kinh tế huyện Thanh Oai đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,18%. Đáng kể đến là trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện này đạt 13,65% (bằng gần 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố Hà Nội trong giai đoạn này). Từ đó, đời sống của nhân dân cũng không ngừng được nâng cao với thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 55 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 6 lần so với năm 2010).

2830 hoa lan my hung 1
Mô hình trồng hoa lan công nghệ cao tại xã Mỹ Hưng

Đáng chú ý, sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai đã chuyển dịch theo hướng hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cũng 1ha đất sản xuất. Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao với quy mô sản xuất lớn được hình thành trong toàn huyện. Có thể kể đến là các vùng sản xuất lúa lớn tại các xã: Tam Hưng, Thanh Thùy, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Bình Minh, Đỗ Động, Hồng Dương, Dân Hòa, Tân Ước... với diện tích trên 6000 ha/2 vụ.

Bên cạnh lúa, người nông dân huyện Thanh Oai đã tận dụng nguồn lực đất đai phì nhiêu để phát triển các vùng sản xuất rau an toàn và các mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao. Số liệu thống kê của huyện cho thấy có trên 141 ha đất canh tác rau tập trung tại các xã: Kim An, Xuân Dương, Tam Hưng, Dân Hòa, Hồng Dương, Bình Minh… Hơn 428 ha đất trồng cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, ổi,… tập trung tại các xã: Kim An, Thanh Cao, Cao Viên, Thanh Mai, Kim Thư…

“Toàn huyện cũng đã có 14 mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, 11 sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao được Thành phố công nhận như: Gạo thơm Bối Khê xã Tam Hưng, gạo Bồ Nâu của xã Thanh Văn, cam đường Kim An...”, Bí thư Thanh Oai cho biết.

3136 img 20200718 1023318
Nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc

Về chăn nuôi, ông Đinh Trường Thọ cho hay, huyện đã chủ động quy hoạch và thực hiện việc bố trí trang trại xa khu dân cư, đồng thời khuyến khích chủ trang trại ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng, chống dịch bệnh cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm. Hiện nay, toàn huyện có 23 trang trại trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, chăn nuôi tập trung ở các xã: Hồng Dương, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Tam Hưng, Tân Ước, Kim Thư,... với tổng diện tích gần 200 ha, hàng năm mang lại giá trị kinh tế lớn.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, trong 10 năm qua, diện mạo huyện Thanh Oai cũng không ngừng đổi thay, theo hướng ngày càng khang trang, văn minh hiện đại nhà có số, ngõ, phố có hoa. Trong đó, thị Trấn Kim Bài và 02 xã (Cự Khê, Mỹ Hưng) thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, 18 xã đã phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết các khu dân cư trung tâm các xã được triển khai thực hiện.

Đặc biệt, đường trục phát triển kinh tế phía Nam đã được xây dựng đưa vào sử dụng; Huyện cũng đã hoàn thành tuyến đường đôi đoạn qua Thị trấn Kim Bài và xây dựng công viên cây xanh. 45,98/45,98 km(đạt 100%) các tuyến đường trục xã, liên xã; 99,11/99,11 km (đạt 100%) các tuyến đường trục thôn, liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; 184,04/184,04 km(đạt 100%) đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 227/227 km (đạt 100% ) các tuyến trục chính nội đồng được cứng hóa.

3840 dulich
Diện mạo huyện Thanh Oai thay đổi rõ rệt sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Công tác Y tế - Văn hóa - Giáo dục cũng được quan tâm và có bước phát triển vượt bậc. Bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2; Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia. Năm 2020 toàn huyện có 60/74 trường đạt chuẩn quốc gia, tương ứng tỉ lệ là 81,1% cao thứ 12 toàn Thành phố. Trên 90% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 86% làng, tổ dân phố văn hóa; 100% nhà văn hoá được cải tạo xây mới và kiên cố. “Huyện đã chủ động xây dựng các tiêu chí “Làng văn hóa kiểu mẫu” để thí điểm ở 4 thôn, kết quả đạt được cho thấy hiệu quả tích cực, trên cơ sở này, tới đây chúng tôi sẽ nhân rộng ra toàn huyện”, ông Thọ cho hay.

Trong 10 năm qua, huyện Thanh Oai luôn quan tâm đến việc bảo đảm an sinh xã hội, các chính sách xã hội cũng được quan tâm chăm lo thực hiện tốt. Thống kê cho thấy, huyện đã hỗ trợ xây dựng, tu sửa nhà ở cho 897 hộ có công, 416 hộ nghèo trong toàn huyện với tổng kinh phí 76,1 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch. Số hộ nghèo phấn đấu hết năm 2020 giảm xuống còn 0,52% (chưa trừ bảo trợ xã hội), giảm rõ rệt so với năm 2010( năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 11,42%).

Hệ thống điện các xã cũng được quan tâm đầu tư phát triển theo quy hoạch, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt; trong đó đã tiếp tục xây dựng mới 27,8km đường dây trung thế, 21,2 km đường dây hạ thế, 45 trạm biến áp; nâng cấp, cải tạo 71,6 km đường dây trung thế, 18,9km đường dây hạ thế, 109 trạm biến áp.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động