Tháo “điểm nghẽn” cơ chế

(LĐTĐ) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế- xã hội, ngày 14/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện gửi 10 bộ trưởng về việc rà soát một số luật, văn bản pháp luật để kịp thời tháo gỡ các “điểm nghẽn” để phát triển.
Xây dựng cơ chế tạo động lực cạnh tranh Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần sự liêm chính

29 luật có quy định chồng chéo, vướng mắc phải rà soát

Công điện của Thủ tướng gửi đến 10 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Tháo  “điểm nghẽn” cơ chế
Tranh minh họa

Công điện nêu rõ, kết quả rà soát kiến nghị của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nêu cụ thể những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế thuộc các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Các vướng mắc này liên quan đến 79 luật, 3 Nghị quyết của Quốc hội, 188 Nghị định, 20 Quyết định của Thủ tướng và 135 Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ. Qua tổng hợp, rà soát của Văn phòng Chính phủ có một số nội dung cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay để tháo gỡ vướng mắc quy định trong 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của 10 bộ, ngành nói trên.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 luật: Đầu tư, Đầu tư công, Quy hoạch, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác công tư (PPP). Bộ Tài chính có 6 luật, gồm: Ngân sách Nhà nước; Phí, lệ phí; Quản lý sử dụng tài sản công; Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Dự trữ quốc gia. Bộ Công Thương có Luật Điện lực. Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 luật: Khoáng sản, Bảo vệ môi trường. Bộ Xây dựng có 5 luật: Xây dựng, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản, Kiến trúc. Bộ Giao thông Vận tải có 2 luật: Đường sắt, Hàng không Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Luật Lâm nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông có Luật giao dịch điện tử Bộ Tư pháp có 2 luật: Công chứng, Đấu giá tài sản Bộ Nội vụ có 2 luật: Tổ chức chính quyền địa phương, Tổ chức Chính phủ

Các bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo rà soát...

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 luật: Đầu tư, Đầu tư công, Quy hoạch, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác công tư (PPP). Bộ Tài chính có 6 luật, gồm: Ngân sách Nhà nước; Phí, lệ phí; Quản lý sử dụng tài sản công; Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Dự trữ quốc gia. Bộ Công Thương có Luật Điện lực. Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 luật: Khoáng sản, Bảo vệ môi trường. Bộ Xây dựng có 5 luật: Xây dựng, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản, Kiến trúc. Bộ Giao thông Vận tải có 2 luật: Đường sắt, Hàng không Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Luật Lâm nghiệp.Bộ Thông tin và Truyền thông có Luật giao dịch điện tử Bộ Tư pháp có 2 luật: Công chứng, Đấu giá tài sản Bộ Nội vụ có 2 luật: Tổ chức chính quyền địa phương, Tổ chức Chính phủ.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các “điểm nghẽn", huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình. Trên tinh thần tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng... quy định tại 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý của 10 bộ.

Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung trong đề nghị xây dựng luật sửa đổi các luật trước ngày 22/8, Bộ Tư pháp trình Chính phủ trước ngày 30/8 để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ hai, họp tháng 10 này cho ý kiến. Với các kiến nghị còn lại của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, giao Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ để tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu, nhiệm vụ này hoàn thành trong quý 3 năm 2021. Các bộ, cơ quan ngang bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 5/10 (trong đó nêu rõ những nội dung đã đề xuất sửa đổi, bổ sung; đối với những nội dung không sửa đổi, bổ sung phải giải trình rõ lý do không sửa đổi) để Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trước ngày 15/10/2021.

Hy vọng tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng

Theo cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia, liên quan đến cơ chế, chính sách về luật pháp hiện nay đang vướng mắc 2 vấn đề cần tháo gỡ, đó là: Nội dung, quy định của một số luật chồng chéo nhau, dẫn đến mỗi bộ quy định một kiểu, gây khó khăn cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ nữa các đạo luật, luật ban hành thời gian qua đa số đều là luật khung, nên khi luật ban hành vẫn khó triển khai vì phải chờ Nghị định hướng dẫn ban hành của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành.

Trước thời điểm ban hành Công điện gửi 10 Bộ trưởng, Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Xây dựng xem xét một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét… liên quan đến vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Trước thời điểm ban hành Công điện gửi 10 Bộ trưởng, Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Xây dựng xem xét một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét… liên quan đến vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Hai bất cập trên như “vòng kim cô” dẫn đến thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, đã có không ít câu chuyện của người dân, doanh nghiệp, thậm chí địa phương lên Trung ương để giải quyết công việc, đến gõ cửa cơ quan A thì bảo chưa đủ phải sang cơ quan B xem xét, đến cơ B lại đẩy sang cơ quan C… cứ thế lòng vòng cả tháng mà công việc chưa xong. Cũng theo ý kiến các doanh nghiệp, hiện tại mới chỉ có lĩnh vực liên quan đến đăng ký kinh doanh là thông thoáng nhất, nhanh nhất còn lại vẫn khá phức tạp.

Bởi thế, việc Thủ tướng gửi Công điện đến 10 Bộ trưởng yêu cầu rà soát các luật, văn bản quy phạm pháp luật còn có những điểm chưa hợp lý, chồng chéo quy định… nhanh chóng gửi đến Bộ Tư pháp tổng hợp trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ Hai diễn ra vào tháng 10 tới là thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, đồng hành cùng doanh nghiệp và phụng sự Nhân dân./.

H.Phong

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: Đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích... thậm chí mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn, có nguy cơ gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Làm thế nào để hạn chế thấp nhất những “vấn nạn” này? Đặc biệt, để những đứa trẻ trở thành người có ích chứ không phải là gánh nặng cho xã hội.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi cộm tuần qua.
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. So với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó có việc điều chỉnh các mức trừ điểm Giấy phép lái xe do vi phạm nồng độ cồn so với bản dự thảo trước.
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), chiêu trò lừa đảo mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dân, điều đáng nói là các đối tượng mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị “sập bẫy”.
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên… nên đã đăng tin tuyển dụng việc làm “ảo” trên các trang mạng xã hội. Với hình thức lừa đảo tinh vi, không ít người lao động ở Hà Nội đã rơi vào “bẫy” việc làm online để rồi tiền mất, thông tin cá nhân bị đánh cắp…
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

(LĐTĐ) Những ngày qua, sự việc vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính là do “lỗ hổng” pháp lý trong hoạt động đấu thầu sách. Trong đó, việc không quy định, hoặc không quy định rõ về hạn mức áp dụng với các hình thức lựa chọn nhà thầu, khiến doanh nghiệp lợi dụng ban hành hạn mức cao hơn so với quy định của Luật Đấu thầu, từ đó gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động