Thảo luận 5 nội dung quyết định sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

Nhiều nội dung quan trọng mang tính định hướng chiến lược, lâu dài cho sự phát triển của Thủ đô được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII xem xét tại Hội nghị lần thứ 12, đó là: Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Luật Thủ đô sửa đổi…
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin Quận Hoàng Mai: 79 học viên được nhận bằng Trung cấp lý luận chính trị Hà Nội: Luân chuyển, điều động cán bộ chủ chốt 2 huyện

Sáng 26/4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 12, để xem xét 5 nội dung rất quan trọng, mang tính định hướng chiến lược, căn cơ, lâu dài cho sự phát triển của Thủ đô.

Thảo luận 5 nội dung quyết định sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 12, để xem xét 5 nội dung rất quan trọng. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh và gợi ý một số nội dung để các đại biểu nghiên cứu, thảo luận, xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng được trình tại Hội nghị Ban Chấp hành lần này, gồm: Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; báo cáo về Luật Thủ đô sửa đổi; sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy khóa XVII; điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.

Về Định hướng nghiên cứu Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065), Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, lần lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này là rất cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài.

Trên cơ sở báo cáo của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Hội nghị tập trung thảo luận, phân tích đánh giá và tham gia cụ thể về những mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp trọng tâm, nhất là các định hướng chính là: Nghiên cứu điều chỉnh thời hạn của Đồ án quy hoạch là “Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065” để thống nhất với Khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm) theo như đề nghị của Hội đồng thẩm định của Bộ Xây dựng; Nghiên cứu định hướng dự báo dân số; Định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm, các thành phố phía Bắc, phía Tây của Thủ đô.

Bên cạnh đó, nghiên cứu định hướng các trục không gian của Thành phố; Định hướng Phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4; Nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội tại khu vực phía Nam thành phố Hà Nội; Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật… làm cơ sở để Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tư vấn nghiên cứu tiếp thu trong quá trình nghiên cứu, lập, thẩm định và phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Thảo luận 5 nội dung quyết định sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Về Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong 1 năm qua, công tác tổ chức triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện khá bài bản, công phu, đảm bảo các bước theo quy trình và quy định của Luật Quy hoạch.

Hà Nội đã tổ chức học tập kinh nghiệm lập quy hoạch tại một số cơ quan, địa phương, tổ chức tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, là những người có uy tín, chuyên môn cao, đặc biệt là rất có tâm huyết đối với sự nghiệp hoạch định, tổ chức phát triển Thủ đô trên các lĩnh vực kinh tế vĩ mô, văn hóa, tổ chức không gian; đặc biệt đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp Thành phố với chủ đề: Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung thảo luận, cho ý kiến để Ban cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô trình xin ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố tại hội nghị hôm nay.

Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô là cơ sở để xây dựng những quan điểm, mục tiêu, phương hướng tổ chức không gian lãnh thổ, các định hướng lớn, trọng yếu phát triển các ngành, lĩnh vực và địa bàn…

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ, tập trung thảo luận, tham gia đóng góp cụ thể vào dự thảo Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô. Trong đó, tập trung vào Quy hoạch là bước cụ thể hóa các văn kiện quan trọng về định hướng phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, cho ý kiến về sự đồng bộ với việc nghiên cứu định hướng nghiên cứu Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với nội dung chính trong Quy hoạch Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu bàn kỹ, bàn sâu về: 4 nguyên tắc lập Quy hoạch; 4 tư tưởng, triết lý; 5 nhóm quan điểm phát triển Thủ đô với 20 quan điểm cụ thể, toàn diện trên các lĩnh vực; 3 phương án kịch bản phát triển và mục tiêu phát triển Thủ đô; 3 khâu đột phá (về thể chế, về phát triển hạ tầng, về nhân lực); 2 vùng động lực phát triển Thủ đô (tại khu vực Thành phố Bắc sông Hồng và tại khu vực Thành phố phía Tây); 8 phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực; 7 phương án và 6 giải pháp thực hiện quy hoạch.

Thảo luận 5 nội dung quyết định sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Cũng theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025 được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Thành phố.

Để các cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu xây dựng, phát triển bền vững Thủ đô trong dài hạn; đề nghị các đồng chí Thành ủy viên và các đồng chí tham dự Hội nghị, với kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan, đơn vị, địa phương, lĩnh vực quản lý của mình đưa ra những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết; góp ý trực tiếp vào các cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện Luật Thủ đô sửa đổi; tạo thể chế đặc thù, vượt trội, thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong thời gian tới.

Trong đó cần bàn kỹ, bàn sâu và thể hiện rõ quan điểm đối với 12 vấn đề Ban cán sự đảng UBND Thành phố trình xin ý kiến; đồng thời, tiếp tục tham gia, đóng góp các ý kiến cụ thể về những cơ chế, chính sách, việc phân cấp, phân quyền để tăng tính chủ động, tính tự chủ cho Thành phố trong việc giải quyết các điểm nghẽn, các tồn tại, hạn chế trong phát triển Thủ đô trong thời gian qua; nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến chính sách tài chính - ngân sách, đất đai, đầu tư, cơ chế xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn Thủ đô; cơ chế thu hút nguồn lực xã hội; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; việc quy hoạch, thu phí, cho thuê lòng đường, vỉa hè...

Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng xem xét về sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc số 05 của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy khóa XVII; về điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy đề xuất Ban Chấp hành xem xét điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2023 của Thành ủy: chuyển cuộc giám sát về công tác cán bộ thành cuộc kiểm tra về công tác cán bộ.

Hội nghị cũng thảo luận cho ý kiến về việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2023 nêu trên; đồng thời rà soát các nội dung khác trong Kế hoạch cần phải điều chỉnh đảm bảo phù hợp với các yêu cầu, chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng để hoàn thiện các Báo cáo, Đề án, Dự thảo Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động