Thắp lên niềm tin cho người yếu thế
Chia sẻ khó khăn
Trong một ngày cuối tháng 5, tôi có dịp theo chân Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội tham dự chương trình “chợ nhân đạo” và hiến máu tình nguyện 2020 được tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa quận Bắc Từ Liêm.
Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Thành phố Hà Nội Đào Ngọc Triệu trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. |
Để chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi đến với phiên chợ, ngay từ 6 giờ sáng, lực lượng cán bộ, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ Thành phố và quận Bắc Từ Liêm đã tất bật sắp xếp rau, gạo, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, nước rửa tay theo từng gian hàng. Dù công việc có phần vất vả vì số lượng người tới tham dự chương trình khá đông, nhưng dường như các tình nguyện viên đều rất vui vẻ vì được góp sức, chung tay giúp đỡ bà con nghèo vượt khó, phòng chống dịch bệnh.
Ông Đào Ngọc Triệu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội chia sẻ, đại dịch Covid-19 khiến nhiều người dân lâm vào cảnh khó khăn, nhất là các cụ già neo đơn, những gia đình nghèo khó. Nắm bắt được tình hình đó và để thiết thực hưởng ứng Tháng Nhân đạo, chung tay sẻ chia, giúp đỡ cộng đồng, Hội Chữ thập đỏ Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, trong đó có chương trình Chợ nhân đạo. Phiên chợ được tổ chức tại nhiều quận, huyện khác nhau trên địa bàn Thành phố. Đối tượng được nhận quà từ hội là những người yếu thế, gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Là hộ đặc biệt khó khăn của quận Bắc Từ Liêm, bà Vũ Thị Mùi xúc động cho biết, trong thời gian qua, bà nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan, tổ chức của quận cũng như thành phố Hà Nội. Những phần lương thực bà nhận được đã giúp gia đình bà bớt khó khăn, lo lắng trong thời điểm hiện tại.
Cũng đến theo giấy mời cùa Hội Chữ thập đỏ Hà Nội bà Nguyễn Thị Miên (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Tôi không may bị tai biến, phải điều trị thường xuyên, nên kinh tế của gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhận được sự trợ giúp về lương thực, thực phẩm hôm nay, tôi thấy vô cùng ấm áp, bởi được các cấp chính quyền, đoàn thể chăm lo, giúp gia đình tôi vượt qua gian khó”.
Có thể thấy, đại dịch Covid-19 như cuộc “sát hạch” đối với văn hóa ứng xử của mỗi người, mỗi cộng đồng trong toàn xã hội. Điều này hẳn nhiên đúng, bởi không nói đâu xa, ngay tại Hà Nội có thể dễ dàng thấy những lá rách ít luôn sẵn lòng đùm lá rách nhiều để không ai bị bỏ lại phía sau. Hơn hết, sau thiên tai, dịch họa… những giá trị về văn hóa mà cha ông ta để lại cho lớp cháu con về tình yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, lòng nhân ái, tính cộng đồng lại được tỏa sáng.
Dễ thấy, ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra, ở Hà Nội trên quy mô rộng, các cấp, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã nhanh chóng vào cuộc. Có thể nói, cả hệ thống chính trị đều chung tay với các hoạt động ủng hộ thiết thực.
Lan tỏa yêu thương
Những nghĩa cử từ chính quyền các cấp, sự vào cuộc kịp thời của các đoàn thể xã hội đã lan tỏa, nhân rộng tình yêu thương trong cộng đồng. Dễ dàng nhận thấy tinh thần tương thân tương ái đã nảy mầm, đơm hoa ở nhiều cá nhân, từ đó hình thành nên những hình ảnh đẹp, đa sắc và đầy trân quý.
Ví như mô hình “Siêu thị 0 đồng”, nơi san sẻ yêu thương dành cho những người yếu thế ở quận Hà Đông. Được biết, khi đến với mô hình này những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận sẽ được cấp thẻ, trong 1 tuần được đi mua sắm 2 lần, mỗi lần lựa chọn tối đa 5 món hàng. Để những món quà được cấp đến đúng người, Quận đã yêu cầu các phường tự rà soát, kiểm tra, lập danh sách những đối tượng thật sự cần và cấp phát thẻ cho họ.
Tình nguyện viên tham gia hiến máu tại chương trình Chợ nhân đạo và Ngày hội hiến máu năm 2020. |
Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt vật chất, không ít những giọt máu nghĩa tình trong mùa dịch đã được trao đi, góp phần trao truyền sức sống cho những mảnh đời kém may trong cơn dịch bệnh. Có mặt trong “Ngày hội hiến máu tình nguyện” với chủ đề “Trao đi yêu thương” do Hội Chữ thập đỏ Thành phố phối hợp với quận Bắc Từ Liêm tổ chức mới thấy được sự nhiệt huyết, nhiệt tâm của những tấm lòng cao cả. Ngay khi nghe tin Hội Chữ thập đỏ Thành phố tổ chức hiến máu tình nguyện, hàng trăm tình nguyện viên trong và ngoài quận Bắc Từ Liêm đã tìm về đây tham dự.
Chị Đào Thu Anh, một tình nguyện viên tham gia hiến máu đến từ phường Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm) chia sẻ: Trước đây tôi chưa tham gia hiến máu lần nào, nhưng thời gian gần đây, qua báo chí biết lượng máu dự trữ tại các bệnh viện đang rất khan hiếm,và có ý định đi hiến nhưng chưa có dịp.
Sau khi đọc được thông tin kêu gọi hiến máu do bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội, chị đã chủ động tìm tới chương trình để đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân để cứu những người bệnh đang ngày đêm điều trị. “Tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn sau mỗi lần tham gia hiến máu tình nguyện. Từ nay trở về sau, nếu sức khỏe cho phép tôi sẽ đi hiến máu đều đặn 1 năm 3 lần”- chị Thu Anh chia sẻ.
Những hành động đẹp, đượm tính nhân văn dù cách thức thể hiện khác nhau nhưng đã thực sự truyền thêm sức mạnh, cảm hứng lạc quan tin tưởng về những gì tốt đẹp ở đời, về lòng nhân ái được trao truyền, gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ, càng tỏa sáng trong những hoàn cảnh vất vả, gian nan.
Có thể thấy, từ sự vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể đã tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Không khó để thấy những hoạt động thiện nguyện qua dòng chữ: “Ai cần cứ đến lấy...”, “Nếu khó khăn hãy nhận một phần thực phẩm mỗi ngày/Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”... xuất hiện ở nhiều nơi. Những “cây ATM gạo”, suất ăn miễn phí... nối tiếp nhau xuất hiện ở Thủ đô.
Rõ ràng, có mặt kịp thời lúc người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn cần, trao cho họ món quà ấm áp nghĩa tình là những việc làm thấm đượm tinh thần tương thân, tương ái mà các cấp của thành phố Hà Nội đã làm được trong những ngày qua. Những việc làm này đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, giúp nhân lên nhiều chương trình, hoạt động thiện nguyện hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19. Qua đó không chỉ tạo niềm tin, cổ vũ sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô chung sức phòng, chống dịch mà còn là sức mạnh để thành phố vươn lên sau đại dịch, đưa cuộc sống, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53