Thể thao Việt Nam, một năm vượt khó
Thủ tướng gặp mặt đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 30 Kỳ tích thể thao Việt Nam |
Những khó khăn chung
Thời điểm này, tất cả các môn thi đấu đang tất bật chuẩn bị cho SEA Games 31 và Para Games 11 sẽ diễn ra vào cuối năm 2021. Đây chính là tín hiệu tích cực nhất từ phía đơn vị chủ nhà cho thấy Việt Nam đã vượt qua rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, để đưa các giải đấu trong nước về đích an toàn, cũng như đã sẵn sàng chào đón một sự kiện thể thao lớn nhất khu vực. Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm nhất đưa thể thao trở lại trạng thái bình thường, nhờ khống chế tốt đại dịch Covid-19.
Ảnh: Cao Tiến |
Cách đây 1 năm, trong lúc các giải đấu thể thao trong nước và thế giới đang diễn ra như thường lệ, virus Corona bắt đầu xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) với tốc độ lây lan chóng mặt. Đây cũng là khởi đầu cho một năm đầy biến động trên toàn cầu ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có thể thao.
Về mặt chuyên môn, việc tập luyện thường xuyên là yếu tố tiên quyết để có thể giành được thành tích cao trong thi đấu. Tác động của dịch bệnh đã khiến cho nhiều giải đấu trong nước, quốc tế đã buộc phải hoãn, hủy khiến cho các vận động viên hầu như chỉ có thể tập "chay" mà không có nhiều cơ hội thi đấu, cọ xát, tranh đua thành tích. Do yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, các hoạt động tập trung đông người buộc phải dừng lại, việc tập luyện đối với các môn phối hợp đồng đội cũng không thể diễn ra. Chính vì vậy, để các vận động viên giữ được phong độ của mình là rất khó.
Về mặt tài chính, các hoạt động thể thao của vận động viên lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn tài chính của các đơn vị tài trợ, những ảnh hưởng của Covid-19 gây ra cho “sức khỏe” tài chính của các nhà tài trợ là không nhỏ. Trên thực tế, một số đơn vị đã xin rút, cắt giảm nguồn tài trợ từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ. Đây là thử thách rất lớn cho các câu lạc bộ, các vận động viên…
Mặc dù vậy, với tinh thần vượt qua những khó khăn của dịch bệnh, nhiều hoạt động thể thao trong nước đã đạt được những kết quả bất ngờ. Hơn thế, chính những lúc khó khăn nhất, nhà tổ chức cũng như các vận động viên lại tạo ra những thay đổi đột phá để đưa các giải đấu về đích một cách an toàn và trọn vẹn.
Thể thao không đầu hàng trước Covid-19
Có mặt thường xuyên tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội là khoảng 600 vận động viên của các đội tuyển quốc gia pencak silat, cử tạ, taekwondo, điền kinh, thể dục dụng cụ, vật, wushu, đấu kiếm, đua thuyền... Do dịch Covid-19, nhiều chuyên gia quốc tế không thể có mặt tại Việt Nam để giảng dạy. Các vận động viên đã lựa chọn việc tiếp thu bài giảng và thực hiện các yêu cầu của huấn luyện viên bằng việc thu hình các bài tập đúng theo giáo án đã trao đổi với huấn luyện viên qua các kênh trực tuyến. Từ đó, huấn luyện viên có thể quan sát tiến trình luyện tập của các vận động viên và kịp thời đưa ra lời khuyên, hướng dẫn điều chỉnh về kỹ thuật sao cho hiệu quả nhất để hoàn thiện bài tập trong giáo án.
Ảnh: Phong Sơn |
Tại Đà Nẵng, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của các vận động viên đang tập trung tập huấn, ngay từ đầu tháng 4, Trung tâm đã quán triệt để hầu hết các thành viên ở các bộ phận liên quan đến vận động viên và huấn luyện viên đều sinh hoạt, cùng tập luyện, ăn, nghỉ tại trung tâm. Số lượng không nhiều các thành viên ít liên quan đến vận động viên, huấn luyện viên thì được giải quyết cho làm việc tại nhà. Nhiều phương án tập luyện bất đắc dĩ được áp dụng như đối với đội tuyển bơi, các vận động viên phải tập luyện “chay” trên cạn thay vì dưới bể bơi; hay đội tuyển cầu lông tập luyện tại chỗ vì không thể di chuyển đến nhà thi đấu…Nhiều Trung tâm huấn luyện, câu lạc bộ ở những địa phương khác cũng gặp những khó khăn tương tự như vậy trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.
Ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, một số giải đấu đã được tổ chức để tạo điều kiện cho các vận động viên thi đấu cọ xát. Có thể kể đến giải Thể dục dụng cụ trẻ vô địch quốc gia được tổ chức vào tháng 5, giải Thể dục dụng cụ toàn quốc diễn ra vào tháng 11. Ngoài ra, các giải thể thao quần chúng cũng được các đơn vị tích cực triển khai ngay khi được phép. Giải chạy VnXpress, Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động - Cúp Báo Lao động Thủ đô, giải đua xe đạp VTV- Cúp Tôn Hoa Sen…
Bóng đá Việt Nam ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực
Nhìn từ thành công của bóng đá, môn thể thao thường xuyên thu hút sự tập trung của số đông người hâm mộ đến sân cổ vũ để hình dung ra những bước tiến mạnh mẽ của thể thao Việt Nam năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp trên toàn cầu.
Giải Vô địch quốc gia V-League 2020 phải lùi ngày khởi tranh từ ngày 31/2 đến ngày 6/3, nhưng cũng chỉ diễn ra được 2 vòng đấu trên sân không có khán giả, trước khi tạm nghỉ vì dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam. Ngày 11/ 3, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thể dục thể thao, các giải đấu đang diễn ra phải tăng cường các biện pháp phòng dịch, tất cả các trận đấu vẫn được tiếp tục nhưng không mở cửa cho khán giả vào sân cổ vũ. Đồng thời, tạm dừng tổ chức một số giải đấu ngoài chuyên nghiệp quốc gia. Lúc này, toàn thế giới ghi nhận hơn 4 nghìn ca nhiễm Covid-19. Tất cả đều phải “nín thở” chờ đợi thời điểm dịch bệnh được kiểm soát tốt, được Chính phủ cho phép, sân cỏ Việt Nam mới có thể sống lại những trận cầu sôi động như trước đây.
Ảnh: Phong Sơn |
Trước tình hình đó, ban điều hành giải đã phải đưa ra nhiều phương án khác nhau, nhằm đưa giải đấu trở lại ngay khi có thể, nhiều phương án được đưa ra để bàn bạc, cân nhắc. Quá trình này cũng đã khiến những người trong cuộc lúng túng, thậm chí có lúc bế tắc. Cuối cùng, phương án thay đổi thể thức thi đấu của giải V-league và giải hạng Nhất Quốc gia được thông qua với sự đồng thuận cao. Gần 2 tháng sau đó, chiều 23/5, trận bóng đá khai mạc Cúp Quốc gia 2020 giữa Dược Nam Hà Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai trên Sân vận động Thiên Trường (Nam Định) đã trở thành trận cầu mang tính lịch sử khi nó giành được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông và số đông người hâm mộ không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới. Đây là trận đấu chính thức đầu tiên của bóng đá Việt Nam được đón khán giả vào sân khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Những khán đài sôi động trở lại là điều mà không một nơi nào trên thế giới có thể làm được ở thời điểm đó, thậm chí cho đến tận bây giờ. Hình ảnh bóng đá Việt Nam trở lại được truyền thông quốc tế ca ngợi như là hình mẫu của bóng đá thế giới, trận đấu trên sân Thiên Trường cũng được coi là “điểm sáng sân cỏ thế giới trong bóng đêm Covid-19”. Qua đó đã chính thức khẳng định hiệu quả kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam. Tiếp sau đó là các Giải vô địch quốc gia V-League 2020, Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2020, Cúp Quốc gia 2020 (nam, nữ) cùng các giải vô địch U15, U17, U19, U21 quốc gia…Trong đó, đáng chú ý là các giải U15 Cúp Quốc gia và U17 Cúp Quốc gia lần đầu tiên được tổ chức. Tại các giải đấu này, với sự xuất sắc của mình, đội chủ nhà PVF đã giành trọn 2 chiếc cúp vô địch danh giá.
Cộng đồng an toàn, bóng đá trở lại, nhưng nhà tổ chức không quên nhắc nhở các cổ động viên đảm bảo phòng chống dịch. Một số sân đấu nằm trong khu vực có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao buộc phải hạn chế số lượng khán giả vào sân. Đơn cử các sân Hòa Xuân, Hàng Đẫy chỉ có thể đón 3.000-5.000 khán giả vào sân. Còn nhớ, tại vòng 5 giai đoạn 2 V-League diễn ra trận “chung kết” giữa Câu lạc bộ Viettel và Câu lạc bộ Hà Nội. Mặc dù là trận đấu được rất nhiều người chờ đợi, nhưng hàng nghìn cổ động viên đã không thể vào cổ vũ, do Sân vận động Hàng Đẫy lúc này bị hạn chế khán giả vì dịch Covid-19.
Những điều chỉnh về sân thi đấu cũng giúp cho các lịch thi đấu đảm bảo thời gian và an toàn trong công tác tổ chức. Ban tổ chức giải đã có nhiều cách phản ứng nhanh, đặc biệt ở cuối mùa giải, khi các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung, sân Hà Tĩnh bị ngập nặng, không đảm bảo chất lượng thi đấu thì Ban tổ chức giải đã nhanh chóng phối hợp với Câu lạc bộ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đi đến thống nhất tổ chức trận đấu trên sân khách. Dù đi đá “sân khách” nhưng các trận đấu đó vẫn có không dưới 5.000 khán giả đến sân. Sau trận đấu, Huấn luyện viên Phạm Minh Đức (Câu lạc bộ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh) cho biết:“Năm nay dịch Covid-19, rồi bão lụt liên tục xuất hiện nhưng không vì thế mà sân cỏ nguội lạnh. Ban tổ chức giải cùng các câu lạc bộ đã có sự phối hợp, ứng phó tốt trong từng tình huống để giải vẫn tiếp tục và quan trọng nhất là các sân vẫn có đông đảo khán giả”.
Các giải đấu tiếp tục bị tạm hoãn lần thứ 3 vào cuối tháng 7 trước làn sóng Covid-19 thứ 2. Do không có điều kiện thi đấu để cọ xát, một số đội bóng như Hoàng Anh Gia Lai đã phải “đóng trại – nội bất xuất, ngoại bất nhập” để các cầu thủ tập luyện, sẵn sàng cho ngày trở lại sân đấu. Không có điều kiện tập trung như đội bóng phố Núi, nhiều câu lạc bộ lại chia quân thành từng nhóm nhỏ để tập duy trì thể lực. Số khác tự luyện tập ở nhà theo giáo án của ban huấn luyện đưa ra, kèm theo đó là báo cáo bằng video tới ban huấn luyện đội bóng…Có thể thấy, ngay cả khi các sân cỏ “đóng băng”, bóng đá vẫn không dừng lại. Bởi hơn lúc nào hết, các cầu thủ hiều rằng cổ động viên của họ mong được nhìn thấy những màn trình diễn đẹp mắt khi bóng đá trở lại.
Ảnh: Đăng Huy |
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, giải đấu bị gián đoạn nhiều lần, nhưng mùa giải đã không kết thúc giữa chừng. Với sự chung sức của những người trong cuộc, sự ủng hộ, đồng hành của các cổ động viên đã giúp bóng đá Việt Nam vượt qua những khó khăn trong dịch bệnh, trong mưa lũ để mùa giải 2020 về đích một cách an toàn, trọn vẹn và giàu cảm xúc. Sự quyết liệt của Ban điều hành giải trong việc đưa mùa giải về đích và những tính toán hợp lý về lịch thi đấu đã giúp cho mùa giải trở lại một cách an toàn và đầy kịch tính. Trong lúc khó khăn này, bóng đá Việt Nam lại tiếp tục có nhiều hoạt động ý nghĩa để ủng hộ đồng bào miền Trung như quyên góp quỹ trước các trận đấu, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh.
Ở giai đoạn 2 V-League 2020, cuộc đua vô địch đã xuất hiện một trường hợp hiếm có khi 4 ứng viên cùng tranh chức vô địch gồm Viettel, Hà Nội, Sài Gòn và Than Quảng Ninh. Sau đó, ở vòng cuối cùng, người hâm mộ được chứng kiến “2 trận chung kết” diễn ra đồng thời ở sân Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và sân Cẩm Phả (Quảng Ninh) để xác định chủ nhân của chiếc cúp năm 2020. Đó thực sự là những dấu ấn đậm nét mà bóng đá mùa Covid -19 để lại trong lòng người hâm mộ.
Khép lại một mùa giải đáng nhớ, Câu lạc bộ Hà Nội lội ngược dòng giành chiến thắng trước Viettel tại trận chung kết Cúp Quốc gia 2020, bảo vệ thành công ngôi vô địch ở giải đấu này. Cùng với đó, Câu lạc bộ Bình Định đã có 6 trận thắng liên tiếp để vô địch giải hạng Nhất và giành quyền thăng hạng ở mùa giải 2021. Đáng chú ý hơn cả, Câu lạc bộ Viettel cùng những chiến thắng 1-0 đã lần đầu tiên giành chức Vô địch quốc gia V-League 2020.
Minh Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Thể thao 24/11/2024 08:15
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Thể thao 24/11/2024 07:57
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Kết quả UEFA Nations League 2024/2025: Anh thắng đậm Ireland, Pháp hạ Italia với tỉ số 3-1
Thể thao 18/11/2024 06:55
UEFA Nations League 2024/2025: Đức và Hà Lan đều thắng lớn
Thể thao 17/11/2024 13:05
Lịch thi đấu chính thức AFF Cup 2024
Infographic 17/11/2024 10:50