Thêm kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cấp đủ vốn cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu Gỡ "nút thắt” vốn cho doanh nghiệp Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bất động sản để hoàn thành các công trình |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành là rất cần thiết, Hệ thống đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường, đồng thời giúp cơ quan quản lý, thành viên thị trường, nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường từ sơ cấp đến thứ cấp, từ đó đưa ra các chính sách về quản lý, phát triển thị trường cũng như quyết định đầu tư phù hợp hơn.
Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng. Đây là mục tiêu đã được Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra và các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức liên quan quyết tâm triển khai thực hiện.
Với quan điểm cơ quan quản lý tôn trọng thỏa thuận của các bên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nhà nước chỉ tham gia với vai trò tạo điều kiện về cơ chế chính sách, tổ chức thị trường để hỗ trợ các bên thực hiện đúng các cam kết của mình.
Bộ trưởng đánh giá cao việc xây dựng và đưa Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành cũng như sự tham gia phối hợp tích cực của các bộ, ngành trong công tác tuyên truyền và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã hình thành khá lâu, nhưng mới thực sự được quan tâm và phát triển trong vòng 5 năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2021 và quý I/2022 chứng kiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất sôi động. Tại ngày 31/12/2021, dư nợ trái phiếu đã vượt 1 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 70%, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chiếm khoảng 67%.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra. Hiện nay, dư nợ toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ khoảng 13% GDP.
Theo Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP.
Nên xem

Nhận định Leverkusen vs Augsburg: Khó khăn cho nhà vua

Tỷ giá USD hôm nay (25/4): Giá USD trong nước tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay (25/4): Vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Nhận định PSG vs Nice: Cẩn trọng trước “kẻ ngáng đường” khó chịu

Crystal Palace vs Aston Villa: Cơ hội vàng cho Đại bàng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển
Tin khác

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030
Doanh nghiệp 23/04/2025 19:49

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững
Doanh nghiệp 23/04/2025 06:29

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá
Doanh nghiệp 22/04/2025 22:57

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20