Thí điểm dạy Tiếng Hàn và Tiếng Đức từ lớp 3 đến lớp 12
Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên Danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học |
Theo quyết định này, 2 môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hai môn học này còn trang bị kiến thức, kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung, đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
2 môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12 (Ảnh minh họa) |
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu, khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút), bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá.
Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương pháp đánh giá kết quả được sử dụng chủ yếu trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các hình thức: Kiểm tra nói, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
Ngoài việc đánh giá thông qua các bài kiểm tra, bài thi được thực hiện với sự tham gia của giáo viên, chương trình cũng chú trọng đến việc tự đánh giá của học sinh nhằm giúp học sinh tự kiểm soát được kết quả học tập, tạo thói quen, tính chủ động trong học tập, rèn luyện phương pháp tự học. Việc tự đánh giá được thực hiện ở cuối mỗi bài học và sau từng nhóm bài học, từng giai đoạn học tập.
Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn cũng áp dụng các phương pháp đánh giá kết quả giáo dục đặc trưng với từng cấp học.
Với Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức, mục tiêu cơ bản là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).
Thời lượng chương trình môn Tiếng Đức cũng tương tự như chương trình môn Tiếng Hàn. Cụ thể, chương trình có tổng thời lượng là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phú) được chia thành 3 giai đoạn. Thời lượng dành cho giai đoạn 1 (Tiểu học) là 420 tiết, giai đoạn 2 (Trung học cơ sở) là 420 tiết và giai đoạn 3 (Trung học phổ thông) là 315 tiết. Học sinh kết thúc Tiểu học (lớp 3, 4, 5) đạt bậc 1 (tương đương A1 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ/CEFR), học sinh kết thúc Trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) đạt bậc 2 (tương đương A2 theo CEFR), học sinh kết thúc Trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12) đạt bậc 3 (tương đương B1 theo CEFR)
Việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh với môn Tiếng Đức phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lớp, hướng tới giúp học sinh đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp khi kết thúc các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo 2 hình thức: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Việc đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như định lượng, định tính, kết hợp giữa định lượng và định tính trong cả quá trình học tập, kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau của học sinh và tự đánh giá của học sinh. Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy học được áp dụng trong lớp học.
Trước một số ý kiến băn khoăn, lo lắng về việc môn Tiếng Đức, Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ, đây là cách hiểu chưa đầy đủ. Khái niệm “Ngoại ngữ 1” là ngoại ngữ bắt buộc. Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006, nhà trường chọn 1 trong 4 ngoại ngữ làm Ngoại ngữ 1, gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc. Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy học trong trường phổ thông như Ngoại ngữ 1 hoặc Ngoại ngữ 2, tùy theo nhu cầu, lựa chọn của các địa phương, nhà trường.
Như vậy, sau khi ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm, hiện Ngoại ngữ 1 gồm có 7 thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương, nhà trường bắt buộc chọn 1 trong 7 thứ tiếng trên để tổ chức giảng dạy.
Còn khái niệm “Ngoại ngữ 2” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện thực tế, các nhà trường có thể tổ chức giảng dạy đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02