Thị trường đào, quất Thủ đô mùa Covid-19

(LĐTĐ) Chỉ còn ba, bốn ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, song do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến thị trường đào, quất, cây cảnh ở Hà Nội vắng người mua hơn trước.
Chợ hoa Mê Linh đìu hiu vì dịch Covid-19 Trước dịch Covid-19, người dân đeo khẩu trang đi chợ hoa Tết Vạn Phúc Nơi nghiêm túc, nơi lơ là phòng chống dịch Covid-19 tại các chợ hoa Tết

Theo ghi nhận của phóng viên, dù đang là thời điểm “nóng” nhất trong năm để bán đào, quất, cây cảnh... nhưng nhiều tiểu thương vẫn thấp thỏm, lo âu vì thị trường hoa Tết ế ẩm dù giá các loại cây cảnh đã giảm sâu "kịch sàn". Không khó để bắt gặp hình ảnh những chủ cửa hàng không có khách nên đã ngủ ngay tại chỗ hoặc "lướt" điện thoại facebook giết thời gian.

Thị trường đào, quất Thủ đô mùa Covid-19
Chợ hoa Tết Nhuệ Giang (quận Hà Đông) vắng lặng dù Tết đã cận kề

Tại các chợ hoa Tết trên đường Hoàng Minh Giám (quận Thanh Xuân), đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), Trần Thái Tông, Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội), chợ hoa Vạn Phúc (quận Hà Đông), nhiều cửa hàng bán đào, quất đồng loạt giảm giá bán, chỉ mong thu hồi lại vốn. Những tấm biển “Xả hàng”, “Hoa giá rẻ” được treo khắp các cửa hàng, nhưng người đến hỏi mua thì ít khiến nhiều tiểu thương bán hoa chỉ biết vừa buồn, vừa lo lắng.

Tay chỉ vào cây đào to và nhiều nụ khá đẹp đang chào mời khách mua, chị Thu Hoài, bán đào trên đường Tố Hữu, cho biết, giá đào giảm một nửa so với năm ngoái nhưng vẫn không có người mua. Có những cây đào thế to đẹp, nhiều hoa, giá trên 6 triệu đồng/cây nay giảm xuống 3 triệu đồng/cây cũng không có người mua. Những cây dáng nhỏ trị giá 1,5 triệu đến 2 triệu đồng, nay chỉ còn 500.000 - 700.000 đồng/cây. Thậm chí có nhiều người đã đặt cọc mua cây từ 20 Âm lịch mà giờ vẫn chưa đến lấy.

Thị trường đào, quất Thủ đô mùa Covid-19
Chợ hoa ngã tư Vạn Phúc, mức giá vô cùng phải chăng, chỉ từ 100.000 - 150.000 đồng một cây quất, nhưng chẳng có mấy ai hỏi

Cách đó không xa, anh Tiến (Lý Nhân, Hà Nam) bán quất cảnh trên đường Mỗ Lao (quận Hà Đông) cũng đang phải chịu chung tình cảnh như chị Hoài, anh Tiến ngậm ngùi chia sẻ: "Cả cây quất to đã có chậu năm ngoái bán 800.000 - 1.000.000 đồng, không phải đắn đo thì năm nay bán 400.000 - 500.000 đồng còn khó, nhiều người còn trả giá luôn 200.000 đồng, mà họ có hiểu đâu, giờ bán chỉ mong thu hồi lại vốn để về quê sớm".

“Những cây quất cảnh này gia đình tôi phải đặt cọc trước với chủ hàng cách đây khoảng 5 - 6 tháng. Đến tháng cuối năm, khi chủ vườn chuyển cây lên Hà Nội thì tôi sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại. Năm nay nhà tôi đặt khoảng 300 cây để về bán kiếm ít tiền tiêu tết. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tốc độ bán rất chậm, ế ẩm vô cùng".

Thị trường đào, quất Thủ đô mùa Covid-19
Thời tiết những ngày này khá nóng khiến các loại cây cảnh như đào, mai hoa nở rất nhiều.

Thời tiết năm nay cũng khiến nhiều thương lái "chóng mặt". Theo ghi nhận thời tiết những ngày này khá nóng khiến các loại cây cảnh như đào, mai hoa nở rất nhiều. Có những cây gần như không còn giá trị để chơi Tết vì hoa đã nở gần hết. Cố vớt vát, nhiều chủ hàng vặt, tỉa những bông hoa đã nở, may ra còn có thể gỡ gạc.

Cũng tại chợ hoa Vạn Phúc, ông Thành, người chủ vườn bán quất bonsai với mức giá vô cùng phải chăng, chỉ từ 100.000 - 150.000 đồng một cây. Thế nhưng đã qua 3 ngày, ông Thành mới chỉ bán được vỏn vẹn 20 cây. Thời tiết năm nay cũng không ủng hộ những người chủ vườn như ông Thành. Trời nắng và nóng nhiều nên cây quất sẽ ít hoa, quả nhỏ và chủ vườn sẽ vất vả, mất nhiều công sức hơn để chăm chút.

Thị trường đào, quất Thủ đô mùa Covid-19
Cố vớt vát, nhiều chủ hàng vặt, tỉa những bông hoa đã nở.

Anh Hải, chủ một cửa hàng tại chợ hoa Vạn Phúc đang tưới nước cho những gốc đào, mai với khuôn mặt đăm chiêu, lo lắng: "Mấy ngày nay trời nắng lên, hoa đào, hoa mai nở bung hết cả, bao nhiêu vốn liếng năm nay chắc khó thu hồi, do thời tiết những ngày này nắng ấm, đào bung nở khắp nơi, chúng tôi mong sao dịch bệnh thuyên giảm để mọi người lạc quan mua sắm nhiều hơn trong vài bai ngày tới".

Tuy nhiên, tại một số địa điểm như suốt chiều dài đướng Láng, đặc biệt phía gần Ngã Tư Sở thị trường đào, quất vẫn tương đối tấp nập, giá đào, quất cũng không rẻ hơn năm ngoái!

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Xem thêm
Phiên bản di động