Thị trường lao động đang phục hồi tương đối nhanh
Phát triển thị trường lao động theo hướng "nâng tầm" chất lượng Giải quyết tốt việc làm gắn với thu nhập ổn định Khơi thông “điểm nghẽn”, phát triển thị trường lao động |
Việc làm tăng, thu nhập được cải thiện
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có báo cáo về tình hình thị trường lao động và một số giải pháp trọng tâm nhằm phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập.
Theo báo cáo, thị trường lao động Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 vẫn còn bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều. Cụ thể Quý I năm 2022 có 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị tác động (đã giảm 7,8 triệu lao động so với Quý IV năm 2021), đến Quý II chỉ còn 8 triệu người chịu ảnh hưởng tiêu cực (giảm 8,9 triệu so với quý trước và giảm 4,8 triệu so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ lao động bị mất việc làm trong tổng số lao động bị tác động cũng đã giảm mạnh so với những quý trước.
Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam đang phục hồi tương đối nhanh với mức tăng khá cả trong lực lượng lao động và việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, chất lượng việc làm được cải thiện, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được cải thiện. Điều này thể hiện trước hết ở việc lực lượng lao động tăng khá nhanh.
Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng thị trường lao động đang trên đà phục hồi khá nhanh. Ảnh minh họa. |
Lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2022 là 51,4 triệu người, tăng 400 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động gia tăng mạnh ở khu vực thành thị (19,1 triệu người (chiếm 37,2%), tăng 719 ngàn người so với cùng kỳ năm trước), trong khi giảm ở khu vực nông thôn (giảm 319 nghìn người); lực lượng lao động nam và lực lượng lao động nữ cũng đều tăng (tương ứng tăng 283 ngàn người và 76 ngàn người).
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,3%, tăng 0,6% với quý IV năm 2021 cho thấy khi dịch bệnh được kiểm soát, người lao động đã dần trở lại tham gia thị trường lao động. Tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ 6 tháng đầu năm 2022 là 26,2% (tăng 0,1%).
Cùng với đó, số lao động có việc làm cũng tăng trở lại cùng với xu hướng phục hồi kinh tế của đất nước. Lao động có việc làm 6 tháng đầu năm 2022 là 50,288 triệu người, tăng 417 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Số lao động có việc làm tăng nhiều nhất là ở khu vực thành thị, tăng 762 nghìn người.
Ngoài ra, dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động còn thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trở lại chiều hướng tích cực; thu nhập của người lao động được cải thiện; số lượng và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đều giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là gần 1,1 triệu người, giảm 47,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,39%, giảm 0,13 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, thiếu việc làm trong độ tuổi là hơn 1,1 triệu người, giảm 30,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,48%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực còn hạn chế
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, theo Bộ LĐTBXH, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động; trình độ và kỹ năng của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước trên thế giới. Trong so sánh quốc tế, xếp hạng trụ cột kỹ năng và chỉ số chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm cuối của ASEAN. Nhìn chung, trình độ tay nghề, kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt thiếu kỹ năng mềm.
Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ còn thiếu và yếu.
Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, trình độ lao động thấp thì sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm về cả ngành nghề, địa bàn không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chất lượng việc làm còn thấp, tính dễ bị tổn thương của việc làm còn cao; Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ… cũng là những vấn đề còn hạn chế, tồn tại cần sớm được khắc phục của thị trường lao động Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43