Thị trường Nhật Bản: Cơ hội nào cho điều dưỡng, hộ lý Việt Nam?
Việt Nam - Nhật Bản: Trao đổi hơn 32 văn kiện hợp tác, trị giá khoảng 8 tỷ USD | |
Mấu chốt phải tạo ra chuỗi liên kết nội | |
Việt Nam sắp xuất khẩu lô gà chính ngạch đầu tiên sang Nhật |
Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn tại Nhật Bản.
Hội thảo thông tin về chương trình tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản khóa 8 |
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo thông tin về Chương trình Tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản khóa 8 - chương trình EPA năm 2019 do Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức.
Ứng viên Việt Nam được đánh giá cao về năng lực
Thông tin tại hội thảo, bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông (Cục Quản lý lao động ngoài nước), chương trình Tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản là hoạt động triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).
Thực hiện chương trình, từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp các cơ quan của Nhật Bản tuyển chọn, đào tạo tiếng Nhật cho 7 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 1.440 người. Đến thời điểm này, đã có 1.109 điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản.
Thông tin từ Tổ chức Phúc lợi quốc tế Nhật Bản (JICWELS) cho thấy, các ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam được đánh giá cao về khả năng ngoại ngữ, cùng như tinh thần làm việc tại các cơ sở tiếp nhận. Các ứng viên nước ta đã khẳng định năng lực vượt trội so với các điều dưỡng viên, hộ lý của các quốc gia khác. Điều này thể hiện bằng tỷ lệ thi đậu chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản hằng năm rất cao.
Đến thời điểm hiện nay, đã có 48/69 ứng viên điều dưỡng thi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản, đạt tỷ lệ 69,5%. 89/95 ứng viên hộ lý thi đạt chứng chỉ quốc gia, với tỷ lệ 93,7%. Trong khi đó, ứng viên của các nước khác chỉ đạt tỷ lệ đỗ khoảng hơn 10% đối với điều dưỡng và hơn 30% với hộ lý. Có thể nói, chất lượng của ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam được các phía cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản đánh giá cao.
Nhu cầu tiếp nhận của phía bạn luôn cao hơn nhiều so với số lượng ứng viên đang được đào tạo ở mỗi khóa. Điển hình như, khóa 7 có 236 ứng viên đang được dạy tiếng Nhật tại Việt Nam, trong khi nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở tiếp nhận Nhật Bản thông báo là hơn 800 người.
Hơn 90% các cơ sở tiếp nhận trong khuôn khổ chương trình EPA đều mong muốn các ứng viên của Việt Nam sau khi đạt được chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng ở lại làm việc lâu dài. Đặc biệt, hiện nay, phía Nhật Bản đang có nhu cầu cao tiếp nhận số lượng lớn điều dưỡng, hộ lý làm việc tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão của Nhật Bản do tốc độ già hóa dân số tăng nhanh và thiếu hụt nhân sự tại nghề này. Dự báo, nhu cầu cho ngành nghề này từ nay đến năm 2020 khoảng gần 400 nghìn vị trí.
Cơ hội cho 240 ứng viên trong năm 2019
Đối với chương trình khóa 8, năm 2019, bà Trần Thị Vân Hà thông tin, tổng số ứng viên điều dưỡng, hộ lý được tuyển chọn sẽ là 240 người. Các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định nếu được tuyển chọn sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức. Trong thời gian đào tạo, học viên được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí.
Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3. Những người được lựa chọn sẽ được sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần) và tối đa 4 năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần).
Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ 4. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn tại Nhật Bản.
Cũng theo bà Trần Thị Vân Hà, mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản thông thường là khoảng 130.000 - 140.000 yên/tháng với ứng viên điều dưỡng: (28-30 triệu đồng/ tháng); khoảng 140.000 - 150.000 yên/tháng với ứng viên hộ lý:(30-33 triệu đồng/ tháng).
Ngoài mức lương trên, ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký từ ngày 1 đến 18/10. Kỳ thi tuyển diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với ba nội dung liên quan tới trắc nghiệm kiến thức về tiếng Nhật, chuyên môn và phỏng vấn.
Điều kiện tham gia chương trình đối với ứng viên hộ lý là tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm); Độ tuổi không quá 35 tuổi (ngày sinh từ 01/01/1984 trở đi); Đủ điều kiện về sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận; Không có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với ứng viên điều dưỡng, ngoài những tiêu chí nêu trên đối với ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện sau: Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 9 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ông Lê Quang Tùng giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội
Nhiều sự kiện văn hoá kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
Quận Ba Đình khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chiều nay (28/11), Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giao thông vận tải
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ
Nạn nhân mua bán người được hỗ trợ y tế, trợ giúp pháp lý
Hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận tại địa phương
Tin khác
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Việc làm 26/11/2024 10:00
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12