Thị trường rượu…bỏ ngỏ đến bao giờ?

Rượu vốn là “kẻ thù” của gan, tụy và một số bộ phận trong cơ thể, vì thế lạm dụng, uống vượt ngưỡng cho phép vốn đã không tốt cho sức khỏe, song sử dụng rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng còn nguy hiểm hơn nhiều!
Không nương tay với lái xe uống rượu bia Thay đổi dần hành vi “văn hóa ăn nhậu” Tăng cường xử lý các vi phạm liên quan đến sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông
Thị trường rượu…bỏ ngỏ đến bao giờ?
Ảnh minh họa.

Sau khi Bộ Y tế phát đi cảnh báo khẩn về tình trạng người dân ngộ độc methanol sau khi uống rượu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Bộ Công Thương đã ra văn bản yêu cầu thu hồi ngay sản phẩm Rượu nếp, Hầm Rượu Việt của cơ sở sản xuất rượu Đất Lúa; cơ sở này có trụ sở đăng ký tại xã Toàn Thắng, huyện Kim Động (Hưng Yên).

Vụ việc này được phát hiện ngày 12/11, trên cơ sở báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) về việc tiếp nhận bảy bệnh nhân trong hai vụ ngộ độc methanol tại tỉnh Bắc Giang. Nghiêm trọng hơn, trong số bảy bệnh nhân đã có một người tử vong, một người suy giảm thị lực nặng và di chứng thần kinh vì ngộ độc rượu.

Từ câu chuyện Bộ Công Thương yêu cầu thu hồi ngay rượu có dán nhãn “Rượu Nếp”, “Hầm Rượu Việt” suy nghĩ về thị trường tiêu thụ bia, rượu hiện nay không khỏi giật mình. Chưa khi nào từ Nam ra Bắc hệ thống các quán nhậu, nhà hàng mọc lên nhiều như vậy. Chính điều này đã đưa Việt Nam thành nước tiêu thụ lượng bia, rượu số 1 Đông Nam Á và Top đầu thế giới. Ngoài bia chai, bia lon, (bia hơi thị trường Hà Nội) đa số các nhà hàng, quán nhậu đều bán rượu. Đi bất kỳ nhà hàng, quán nhậu nào chúng ta cũng “bắt gặp” các loại rượu.

Từ rượu đóng chai do các nhà máy, cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, còn có rất nhiều các loại rượu ngâm (ngâm nội tạng động vật, ngâm các loại thảo quả, rễ cây…). Xin bàn thêm về rượu ngâm, theo kinh nghiệm dân gian, đối với các loại rượu công nghiệp đa số không dùng cho việc ngâm rượu thuốc được, vì lượng cồn cao.

Do đó, muốn ngâm rượu thuốc chỉ có thể là rượu nấu (rượu truyền thống theo phương pháp thủ công). Loại rượu này, dù có thời đại công nghiệp 4.0 đến mấy, cũng phải thông qua các chu trình ít nhất 5-7 ngày mới cho ra lò sản phẩm được. Và để ngâm thành rượu thuốc, ít nhất thời gian ngâm cũng từ 3 tháng đến 1 năm (ngâm càng lâu, càng tốt). Ấy vậy, rất nhiều quán bán rượu thuốc (rượu ngâm), một ngày bán cả hàng chục đến cả trăm chai thì không biết quy trình ngâm ra sao? Đấy là chưa kể “nguồn gốc”, xuất xứ các loại rượu thế nào?

Để hạn chế việc sử dụng bia, rượu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đây được coi là đạo luật tiến bộ, nhằm hạn chế những tác hại của bia, rượu đối với sức khỏe người uống và sâu xa hơn là giống nòi. Tuy nhiên, những chế tài dưới luật để kiểm soát chất lượng đầu ra (cơ sở nấu, sản xuất) và đầu vào (nơi tiêu thụ) thì vẫn chưa thấy chế tài.

Ví dụ, như người dân đang mong muốn, Bộ Y tế sớm ban hành văn bản hướng dẫn về chỉ số an toàn áp dụng cho các công ty, cơ sở sản xuất rượu. Rượu chỉ được lưu hành (bất kể loại rượu nào thủ công hay công nghiệp) khi có giấy chứng nhận an toàn của cơ quan chuyên môn. Còn trước mắt, các cơ quan chuyên trách như quản lý thị trường, thanh tra Y tế, các địa phương phải đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra chất lượng các loại rượu được bầy bán hệ thống, quán nhậu. Loại nào đạt yêu cầu thì cho phép lưu hành, loại nào không đảm kiên quyết xử lý nghiêm… có như thế thị trường tiêu thụ rượu mới không bị loạn như hiện nay.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động