Thị xã Sơn Tây: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong mật

(LĐTĐ) Những năm gần đây, cùng với hỗ trợ của Thành phố và chính quyền địa phương, nghề nuôi ong lấy mật tại xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đã có nhiều chuyển đổi trong hình thức sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm ổn định và cải thiện đời sống cho hàng trăm hộ dân.
thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat Sơn Tây phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%
thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat Sơn Tây đẩy mạnh công tác tập huấn phòng cháy
thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat Nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả

Mang lại hiệu quả kinh tế lớn

Được biết, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) có từ khoảng năm 1984, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề nuôi ong đã được đẩy mạnh và phát triển một cách tập trung, có quy mô.

Năm 2018, nhằm liên kết chặt chẽ các hộ nuôi ong hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 40 thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi từ 70 - 100 đàn. Tiền thân của hội là câu lạc bộ nuôi ong lấy mật, ra đời từ năm 2007 với 11 thành viên. Cũng từ đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, thu hút thêm nhiều hộ thành viên, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 3.000 đàn, chủ yếu là giống ong nội, sản lượng mật đạt khoảng 32.000 - 35.000 lít/năm. Trong đó, hộ nuôi ong có quy mô lớn nhất nhất là gia đình ông Nguyễn Văn Nam (thôn Nghĩa Hương) với số lượng đàn ong khoảng hơn 500 đàn có khi lên tới 1000 đàn. Thu nhập bình quân của gia đình anh rơi vào khoảng hơn 1 tỷ đồng/ năm.

thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat
Nghề nuôi ong góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho nhiều hộ dân.

Được biết, tổ liên kết nuôi ong hoạt động theo quy định, nội quy do hợp tác xã đề ra. Ở đây, các hộ nuôi ong sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc, chọn giống cũng như hỗ trợ đầu ra cho các hộ gia đình.

Ông Nguyễn Xuân Quyền – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp xã Kim sơn cho biết:” Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình trong toàn xã, các hội viên đều chia sẻ kinh nghiệm của mình với nhau bằng đam mê, tâm huyết và hoàn toàn miễn phí. Khoảng vài 3 tháng, tổ chức họp tổ 1 lần, còn việc trao đổi kinh nghiệm luôn diễn ra hằng ngày giữa các thành viên. Ai có khúc mắc hay gặp phải vấn đề gì có thể liên hệ hỏi các thành viên khác ngay. Riêng trong năm 2018, HTX đã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc ong, đồng thời hỗ trợ thu mua, tiêu thụ một phần mật ong cho các thành viên.

Nhờ sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, sản lượng mật ong 9 tháng đầu năm 2018 của tổ đạt 30.000 lít, tăng khoảng 8000 - 9000 lít so với cùng kỳ năm 2017. Hiện tại, HTX có quy định mức giá chung cho mỗi lít mật ong là 200.000/lít và được các hộ thực hiện nghiêm túc. Ngoài doanh thu từ khai thác mật, các hộ còn có tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, thu hoạch phấn hoa và các sản phẩm khác mang lại nguồn thu nhập từ 150 - 800 triệu đồng/hộ/năm (tùy quy mô chăn nuôi).

Cùng với sự giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố, thị xã Sơn Tây cũng đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”. Sản phẩm mật ong cung ứng cho thị trường đã có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

“Xác định thương hiệu đến từ chất lượng, vậy nên, mỗi hộ nuôi ong của xã luôn chăm sóc và sản xuất mật ong của mình một cách đúng quy định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cốt lấy chất lượng, không chạy đua theo số lượng. Nhờ vậy, mật ong Kim Sơn gần như không phải lo đến đầu ra. Mỗi đợt thu hoạch mật đều có khách đến tận nơi thu mua, thậm chí còn có thời điểm không đủ mật cho khách”. – ông Quyền chia sẻ thêm.

Mô hình cần nhân rộng

Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn xã Kim Sơn, trong năm 2018, UBND thị xã hỗ trợ 50% kinh phí mua 300 đàn ong giống và 1.000 thùng nuôi ong cho 25 hộ. Đến nay các hộ tham gia sản xuất ổn định với số lượng đàn ong đạt khoảng 2.500 đàn, năng suất mật ong bình quân từ 10 - 12 lít/đàn/năm, giá mật ong trên thị trường đạt từ 200.000 - 250.000 đồng/lít góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân.

Không chỉ mang lại thu nhập cao, nghề nuôi ong mật còn được đánh giá là một nghề không gây lỗ và ổn định hơn so với việc chăn nuôi những giống vật nuôi khác.

Ông Trần Văn Quyết – Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Kim Đài 1, khẳng định nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. “Với diện tích đất vườn rộng 5ha, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong…Hiện nay gia đình tôi đang chăm sóc 1 đàn gà với 250 con, và 64 thùng ong. So với các con vật khác, mức độ ruit ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp các hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi năm”.

Cũng theo ông Quyết, sau nhiều năm giúp đỡ, nuôi hộ ong cho các hộ khác, ông nhận ra được tiềm năng kinh tế lớn từ nghề này và quyết định đầu tư tự nuôi riêng. Trong những ngày mới bắt đầu, ông được các hội viên trong tổ nuôi ong của hợp tác xã trực tiếp chỉ dạy. Việc ong có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phần lớn phải dựa vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách và kinh nghiệm chăm sóc từ người đi trước. Người nuôi ong muốn phát triển được bền vững thì phải tạo thành một khối, cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Kim Sơn. Qua đó, đóng góp vào thành tích chung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn xã đã đạt trên 41 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 1,7%.

Không chỉ xã Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ cũng đang mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 5 - 12 hộ thành viên. Riêng phường Xuân Khanh đã thành lập tổ hợp tác nuôi ong với 22 hộ thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 50 - 70 đàn, hộ nuôi nhiều nhất là 200 đàn.

Đại diện UBND phường Kim Sơn cho biết, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2019 của địa phương. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn.

Để tạo điều kiện cho nghề nuôi ong xã Kim Sơn phát triển bền vững và mang lại giá trị cao cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố. Đặc biệt là đối với công tác thông tin thị trường, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ mật ong Kim Sơn.

Cùng với việc tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây” nhằm nâng cao giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó khuyến khích các hộ dân trên địa bàn phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế trang trại, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động