Thích ứng an toàn với dịch trong khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động về nhân lực và trang thiết bị, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Trong đó, công tác đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế luôn được các bệnh viện ưu tiên hàng đầu.
Huy động cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 “Y tế từ xa” – giải pháp hiệu quả trong khám, chữa bệnh giữa bối cảnh có dịch bệnh

Khai báo y tế là yêu cầu đầu tiên

Theo Sở Y tế Hà Nội, chỉ tính trong 8 ngày qua (từ ngày 1-7/11), Thành phố đã ghi nhận tổng cộng 597 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 270 ca trong cộng đồng. Đỉnh điểm, có ngày cao điểm nhất 5/11, Hà Nội ghi nhận 133 ca mắc Covid-19 (61 ca trong cộng đồng). Cộng dồn trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 27/4 đến nay), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 4.998 ca mắc Covid-19; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.961 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.037 ca. Trên địa bàn, chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện nhiều ổ dịch phức tạp như: Ổ dịch tại huyện Quốc Oai; ổ dịch tại thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh); ổ dịch tại phường Cống Vị, quận Ba Đình…

Thích ứng an toàn với dịch trong khám, chữa bệnh
Ca mổ cho bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan tới Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, cùng với Thành phố, các bệnh viện Hà Nội đã tăng cường siết chặt công tác phòng, chống dịch, mục tiêu đảm bảo an toàn, khám chữa bệnh cho nhân dân. Điển hình là những bệnh viện tuyến đầu được Sở Y tế Hà Nội giao tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 như Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, hay Bệnh viện Đống Đa.

Là một trong những cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang luôn tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch Covid-19 để phát hiện sớm ca bệnh, cảnh báo, tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Theo đó, tất cả 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách mời đến Bệnh viện đều phải khai báo y tế. Với trường hợp có triệu chứng lâm sàng hoặc có yếu tố dịch tễ đều phải làm xét nghiệm ngay lập tức.

Đặc biệt, trước khi vào viện điều trị nội trú, 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dù có triệu chứng hay không đều phải làm xét nghiệm, kết quả âm tính mới được ở lại. Đồng thời, định kỳ, cứ một tuần bệnh nhân xét nghiệm một lần theo đúng quy định. Ngoài ra, 100% nhân viên y tế tại Bệnh viện (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên nhà ăn, bảo vệ…) cũng được xét nghiệm 1 tuần/lần.

Chia sẻ về vấn đề năng lực, chẩn đoán điều trị Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường cho biết, tính đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho gần 900 bệnh nhân Covid-19. Hiện Bệnh viện đang điều trị cho hơn 150 bệnh nhân, trong đó có 6 bệnh nhân thở oxy, thở máy, 2 bệnh nhân lọc máu. Bệnh viện được giao 250 giường điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện tại theo phương án 1, Bệnh viện đang kích hoạt 150 giường, đồng thời đảm bảo sẵn sàng các trang thiết bị phòng hộ, thuốc men… phục vụ người bệnh.

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thời gian qua vẫn triển khai song song hai nhiệm vụ, vừa khám chữa bệnh, vừa điều trị bệnh nhân Covid-19. Đến nay, Bệnh viện đã hỗ trợ, điều trị thu dung cho hơn 1.000 bệnh nhân Covid-19 tại khu Đền Lừ III (quận Hoàng Mai). Để kiểm soát, linh hoạt, an toàn, đặt cảnh báo phòng, chống dịch ở mức độ cao nhất, 100% người ra vào Bệnh viện phải khai báo y tế, khai thác các yếu tố liên quan đến những vùng dịch, đặc biệt là vùng đỏ, da cam, vàng để tăng sàng lọc, phân luồng cũng như làm xét nghiệm.

Bảo đảm khả năng thu dung, điều trị

Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang được thực hiện đồng bộ và hiệu quả.Công tác đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế luôn được Bệnh viện ưu tiên hàng đầu. Song song với đó, tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện cũng ban hành quy định các bác sĩ, điều dưỡng khi tiếp nhận bệnh nhân mới, khi đi buồng bệnh cần tiếp tục khai thác yếu tố dịch tễ để sàng lọc lại... kịp thời phát hiện người có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh để cách ly ngay.

Đặc biêt, từ khi xuất hiện dịch Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiến hành bố trí phòng phẫu thuật dành riêng cho bệnh nhân có yếu tố liên quan đến dịch tễ Covid-19. Đồng thời, Bệnh viện tính toán chi tiết các phương án có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, cấp cứu nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho nhân viên y tế và người bệnh. Đơn cử, vừa qua Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công đưa hồi tràng ra ngoài làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân N.T.T N (54 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội). Đây là một trong những bệnh nhân được chuyển đến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do bệnh viện có ca mắc Covid-19.

Thích ứng an toàn với dịch trong khám, chữa bệnh
Nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Bệnh nhân trên được chẩn đoán K trực tràng 1/3 giữa và được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Tại đây, trong quá trình theo dõi và điều trị các bác sĩ phát hiện có các triệu chứng của rò trực tràng - âm đạo, các bác sĩ đã hội chẩn trực tuyến qua telehealth với bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và được chẩn đoán: Rò trực tràng - âm đạo sau mổ và quyết định phẫu thuật đưa hồi tràng ra ngoài làm hậu môn nhân tạo.

Để ca mổ diễn ra an toàn, Bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng phòng phẫu thuật với đầy đủ trang thiết bị, vật tư, đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch bệnh và an toàn phẫu thuật. BSCKI Phạm Quang Hưng – Phó trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: “Do bệnh nhân mổ cũ, tiên lượng ổ bụng dính nhiều nên trong quá trình mổ chúng tôi có sử dụng nội soi hỗ trợ gỡ dính. Ca mổ diễn ra thành công sau 1,5 giờ, hiện tại lỗ rò trực tràng - âm đạo đã ổn định, bệnh nhận được xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR, kết quả 5 lần đều âm tính và ra viện 7 ngày sau mổ”.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, BSCKII Đào Thiện Tiến – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, trong thời gian tiếp đón bệnh nhân chuyển về từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ khám sàng lọc cho đến khi cuộc phẫu thuật kết thúc thành công, cán bộ bệnh viện đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định về phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, các bác sĩ, nhân viên y tế đều sử dụng các trang phục bảo hộ riêng, khử trùng buồng bệnh, xe ô tô,… nhằm đảm bảo an toàn cho cả nhân viên y tế và người bệnh. Đặc biệt, Bệnh viện luôn bố trí sẵn sàng ê kíp kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo đảm trước, trong và sau khi phẫu thuật theo đúng quy định.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, rút bài học kinh nghiệm sâu sắc từ công tác phòng, chống dịch thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh phía Nam, Hà Nội xác định y tế cơ sở là trọng yếu, trụ cột trong phòng, chống dịch giai đoạn mới. Các trạm y tế, đội y tế lưu động tại khu cách ly, phong toả vẫn đang duy trì hoạt động để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Để đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh đặt cảnh báo phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất, không được chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh.

Theo đó, các đơn vị thường xuyên đánh giá việc thực hiện bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở tăng cường chỉ định xét nghiệm sớm đối với người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ. Sàng lọc chỉ định xét nghiệm cho người bệnh điều trị ngoại trú, nội trú, lưu ý tại các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, chạy thận chu kỳ, bệnh nhân cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, hội chứng cúm, viêm phổi nặng, thở máy… để chỉ định xét nghiệm, cách ly kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng phát hiện muộn ca bệnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị đảm bảo sẵn sàng về nhân lực, vật tư, trang thiết bị, thuốc…để phục vụ người bệnh theo các tình huống diễn biến dịch trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt lưu ý khu cách ly tiếp nhận các ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh dương tính phải được kiểm soát chặt chẽ tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động