Thích ứng linh hoạt để sớm khôi phục thị trường lao động

(LĐTĐ) Trong bối cảnh nguồn lao động thiếu hụt trầm trọng do ảnh hưởng từ dịch bệnh, đề xuất người lao động là F0 không triệu chứng và F1 có thể làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp đang nhận được nhiều luồng ý kiến. Theo các doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực lao động - việc làm, tình hình dịch bệnh đã thay đổi, chúng ta phải tìm các giải pháp thích ứng linh hoạt, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quá trình khôi phục thị trường lao động.
Trợ lực phát triển thị trường lao động Phục hồi và phát triển thị trường lao động Thị trường lao động khởi sắc, nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh từ đầu năm

Doanh nghiệp lao đao vì F0, F1 tăng cao

Tham gia nhiều phiên giao dịch việc làm để tìm nguồn lao động cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Tám - Chuyên viên Phòng Tổ chức, tuyển dụng Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc cho biết: Trước Tết Nguyên đán, đã có một số lao động công ty xin nghỉ việc. Sau Tết Nguyên đán, do dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên có đến hơn 50% nhân lực công ty xin nghỉ do là F0, F1.

“Chúng tôi phải xoay xở chật vật để đáp ứng được các đơn hàng. Hiện tại, Công ty đang rất cần lao động để bổ sung vào nguồn nhân lực cho công ty. Chưa năm nào doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển nhân lực như hiện nay”, ông Tám chia sẻ.

Thích ứng linh hoạt để sớm khôi phục thị trường lao động
Nhiều doanh nghiệp phải tuyển bổ sung nguồn lao động gấp để bù đắp lao động thiếu hụt do số lao động là F0, F1 tăng cao. Ảnh: B.D

Chia sẻ về các giải pháp khắc phục hiện nay, ông Tám cho biết, để có thể giữ chân người lao động, công ty đã hỗ trợ 100.000 đồng/ngày cho công nhân là F1, F0. Bên cạnh đó, song song với việc đi tuyển lao động, công ty phải đi gia công sản phẩm ở các phân xưởng khác, đồng thời giảm sản lượng sản xuất. “Một ngày chỉ có 24 giờ, trong khi sức người có hạn, chúng tôi không thể tăng số giờ làm thêm cho công nhân được. Vì vậy, chúng tôi phải bắt buộc giảm sản lượng để không tạo áp lực cho nhân công và số lượng lao động ít ỏi còn lại”, ông Tám cho hay.

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Trưởng phòng Tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi cho biết: "Số lượng công nhân là F0 tăng liên tục, trong khi lượng đơn hàng cũng liên tục tăng. Do đó chúng tôi phải duy trì bằng mọi cách và tiếp tục tuyển lao động bổ sung. Giải pháp trước mắt hiện nay công ty đang thực hiện là chia nhân lực theo phân xưởng, huy động nhân lực từ phân xưởng này sang phân xưởng khác", bà Hương nói.

Thông tin về tình hình thiếu hụt lao động trên địa bàn Thành phố, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết: Số công nhân lao động nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh trở thành F0, F1 tăng cao (khoảng 20% tổng số lao động) nên các doanh nghiệp trên địa bàn rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động, phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cấp Công đoàn Thủ đô của LĐLĐ Thành phố Hà Nội, trong tuần qua, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng, trung bình có gần 30.000 ca mắc mới/ngày. Tính tới thời điểm hiện nay, Thành phố có hơn 28.897 đoàn viên, người lao động là F0; hơn 919 doanh nghiệp có đoàn viên, người lao động là F0.

“Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết nhiều doanh nghiệp hiện nay phải khắc phục bằng việc đào tạo nhanh, đào tạo gấp lao động; có nơi phải tăng ca để đáp ứng tiến độ đơn hàng; nhiều doanh nghiệp phải chuyển đơn hàng tới nhà máy Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác - nơi có đủ nguồn lao động để đảm bảo sản xuất… để đảm bảo tiến độ đơn hàng và ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng thông tin.

Đề xuất F0 không triệu chứng, F1 đi làm - có khả thi?

Mới đây, Bộ Y tế đã có đề xuất, xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về trường hợp F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh Covid-19; F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến...

Cụ thể, đối với người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính), tự nguyện tham gia làm việc, các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm thông điệp 5K.

Thích ứng linh hoạt để sớm khôi phục thị trường lao động
Doanh nghiệp tham gia các phiên giao dịch việc làm để tuyển đủ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ảnh: B.D.

Trong trường hợp này, F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

Đối với trường hợp F1, theo đề xuất, những người là F1 nhưng chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương mình thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các trường hợp là F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Theo phương án đề xuất, F1 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

Trước đề xuất trên của Bộ Y tế, ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cho rằng: Thực tế hiện nay do số người lao động là F0, F1 tăng cao, nghỉ việc với số lượng lớn đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lực lao động của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp đã ký kết các đơn hàng, ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng với đối tác và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến dịch phức tạp, số ca mắc Covid-19 tăng cao hiện nay, để có nguồn lực lao động, theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc cho người lao động là F1 đi làm, song phải thực hiện quy định về phòng, chống dịch, đồng thời doanh nghiệp cũng phải xây dựng các biện pháp cụ thể để người lao động là F1 làm việc ở khu vực riêng; hoặc F0 không có triệu chứng sẽ được đi làm việc ở khu vực riêng biệt, đảm bảo phòng, chống dịch theo đúng quy định”, ông Dân nêu ý kiến.

Bày tỏ quan điểm đồng tình, ủng hộ với đề xuất của Bộ Y tế, ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng: Gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị khối hành chính sự nghiệp, cũng chiếm tới 30-40% lao động là F0, còn F1 gần như 100%, nếu chúng ta vẫn thực hiện đúng quy định về cách ly như trước đây thì có nguy cơ… đóng cửa cơ quan.

Do đó, theo ông Bình, trừ những người nhiễm bệnh ở mức nặng, cần phải điều trị, nghỉ làm việc, những người còn đang nhiễm vi rút nhưng sức khỏe vẫn đảm bảo, có thể làm việc được thì nên làm việc online hoặc làm việc ở khu vực cách ly, nếu không, chúng ta không có đủ lực lượng lao động.

“Tình hình dịch bệnh đã thay đổi, chúng ta phải tìm các giải pháp thích ứng linh hoạt, đặc biệt Việt Nam đang trong quá trình khôi phục thị trường lao động, nếu không thích ứng nhanh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Mặt khác, cũng sẽ gây áp lực và gánh nặng lên hệ thống bảo hiểm xã hội vì có nhiều người lao động là F0 vẫn khỏe, vẫn có thể làm việc bình thường, nhưng khi nghỉ cách ly ở nhà sẽ thực hiện theo chế độ trợ cấp ốm đau, làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội.”, ông Bình bày tỏ./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

(LĐTĐ) Vòng 5 giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào 21h00 hôm nay (21/9), trận đấu giữa Liverpool và Bournemouth. Liverpool có cơ hội trút giận sau thất bại sốc ở vòng 4. Trước trận đấu này, Liverpool đứng thứ 4, trong khi Bournemouth giữ vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh.
12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động