Thiếu trường mầm non tại khu công nghiệp: Bài toán chưa có lời giải

Nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động tại khu công nghiệp ngày càng tăng cao, bởi hầu hết họ đang trong độ tuổi nuôi con nhỏ. Thế nhưng số lượng nhà trẻ để đáp ứng nhu cầu của người lao động vẫn rất ít, đây là bài toán khó chưa có lời giải.
Bức xúc chuyện thiếu trường mầm non, nhà trẻ Giải quyết tình trạng thiếu trường mầm non ở các KCN, KCX

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội hiện có hơn 60.000 công nhân, lao động với hàng nghìn trẻ nhỏ, thế nhưng mới chỉ có 3 trường mầm non công lập, 5 trường tư thục và hơn hơn 10 nhóm trẻ. Thêm vào đó, sự biến động không ngừng về số lượng công nhân khiến cho việc dự báo số lượng trẻ mầm non đến trường càng thêm khó khăn, dẫn đến tình trạng thiếu chỗ học ở khu vực này ngày càng trầm trọng.

Ngoài những gia đình gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc hoặc nhờ ông bà, người thân ở quê lên trông con giúp thì phần lớn công nhân chấp nhận gửi con ở các trường mầm non tư thục, nhóm trông giữ trẻ độc lập, nhỏ lẻ, chật chội, không đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên.

Đáng nói, học phí gửi trẻ tại các cơ sở này khá cao so với thu nhập eo hẹp của công nhân, người lao động. Không còn cách nào khác, nhiều gia đình phải cắt giảm chi tiêu, “thắt lưng buộc bụng” để có tiền gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo và trang trải cuộc sống gia đình. Có nhà phải chấp nhận sống xa con, cho về quê học, nhờ ông bà chăm giúp.

Thiếu trường mầm non tại khu công nghiệp: Bài toán chưa có lời giải
Có đủ trường mầm non để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ là mơ ước của nhiều công nhân khu công nghiệp hiện nay.

Làm việc tại khu công nghiệp 3 đã năm nay, vợ chồng chị Lường Thị Thu, công nhân Công ty TNHH SEI phải chật vật bươn chải, cắt giảm chi tiêu, mua sắm những thứ không cần thiết để “đối phó” với cơn “bão giá”. Tổng thu nhập của hai vợ chồng chị khoảng 15 triệu đồng/tháng.

Chị Thu tâm sự, khó khăn lớn nhất hiện nay của gia đình chị là không biết gửi 2 con nhỏ ở đâu để có thể yên tâm đi làm. Nếu gửi ở trường tư thục thì học phí cao, riêng tiền học phí cho 2 con là gần 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền sữa, hoa quả, thuốc thang khi con ốm đau… Còn nếu gửi con vào trường công lập thì lại gặp khó khăn về giờ giấc, bởi anh chị đi làm ca kíp nên không thể đón con theo quy định của nhà trường. Cực chẳng đã, anh chị phải chọn giải pháp, gửi một bé về quê nhờ ông bà chăm giúp.

Nhiều gia đình công nhân có con nhỏ, không thể gửi trẻ, phải nhờ bố mẹ ở quê lên trông con giúp cũng không còn là điều xa lạ.

Anh Lê Trung Trình, công nhân Công ty TNHH Kein Hing, vợ anh làm ở Công ty Panasonic. Anh chị có 3 con, bé đầu học lớp 7, bé thứ 2 bị câm điếc bẩm sinh, gửi học ở trường câm điếc Xã Đàn, bé thứ 3 mới hơn 7 tháng tuổi. Với đặc thù công việc làm ca kíp nhiều nên anh chị phải nhờ bà nội ở quê (năm nay 76 tuổi) ra trông con giúp. Anh Trình cho biết, do cuộc sống còn khá khó khăn, đồng lương eo hẹp, con còn nhỏ, nếu gửi nhà trẻ thì học phí rất cao, nên việc nhờ bà nội lên ở cùng và trông con giúp là giải pháp hữu hiệu nhất và yên tâm nhất hiện nay. Khi con tròn 1 tuổi, anh chị lại đưa về quê sống cùng ông bà.

Thiếu trường mầm non tại khu công nghiệp: Bài toán chưa có lời giải
Nhiều gia đình phải cắt giảm chi tiêu, “thắt lưng buộc bụng” để có tiền gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo và trang trải cuộc sống gia đình.

Để giảm bớt nỗi lo nhà trẻ, mẫu giáo cho công nhân khu công nghiệp, Trường mầm non Sakura Hoa Anh Đào, (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) đã tiên phong trong vấn đề này. Tuy vậy, với cơ sở vật chất hiện tại, trường chỉ đủ khả năng tiếp nhận khoảng hơn 200 học sinh.

Bà Phạm Thị Duyên, Hiệu trưởng trường cho biết, hiện nay, trường có 12 giáo viên, với 110 học sinh, trong đó có tới 90% con em công nhân theo học tại đây. Do đặc thù của công nhân là phải đi làm ca kíp, cho nên họ phải gửi con từ rất sớm. Có gia đình gửi con từ 5h30 sáng, có gia đình phải gửi từ đầu giờ chiều đến 10h đêm để tăng ca.

“Trường ưu ái cho con em công nhân nên không thu tiền thêm của các con và cố gắng tạo điều kiện cho phụ huynh khu công nghiệp. Trường có giải pháp phân bổ giáo viên hợp lý để đáp ứng nhu cầu gửi sớm, đón muộn của phụ huynh. Giáo viên nào trực thì sáng đến sớm và trông học sinh, chiều được về sớm, giáo viên nào về muộn thì sáng hôm sau lại được đến muộn. Trông học sinh ngoài giờ, các cô chỉ thu thêm 10.000 đồng/giờ, đây là thỏa thuận giữa giáo viên và phụ huynh. Trường chia ca trực như vậy để giúp đỡ và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân khu Công nghiệp Thăng Long, giúp họ yên tâm công tác”, bà Phạm Thị Duyên cho hay.

Chấp nhận đón con muộn hoặc gửi con về quê vì thiếu trường học

Mong muốn con cái được ở gần bố mẹ, nhiều gia đình công nhân tại Nghệ An chấp nhận bỏ một khoản tiền từ 1,3-1,5 triệu đồng để gửi con tại các cơ sở trông giữ trẻ. Thế nhưng, việc tìm được một nơi vừa gần chỗ làm, chi phí có thể chấp nhận được cũng không hề đơn giản khi các cơ sở trông giữ trẻ tại các khu công nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, quy mô nhỏ. Ngay cả khi tìm được chỗ gửi con thì giờ giấc làm việc của công nhân cũng khó để sắp xếp đưa, đón theo thời gian đón, trả trẻ của các nhà trẻ.

Ngoài ra, do không có đủ trường mẫu giáo nên nhiều gia đình phải làm tăng ca đã chấp nhận đón con muộn mỗi ngày. Có gia đình về muộn phải nhờ hàng xóm, họ hàng hoặc đồng nghiệp đón giúp.

Thiếu trường mầm non tại khu công nghiệp: Bài toán chưa có lời giải
Hầu hết các trường mầm non không đồng ý gửi trẻ ngoài giờ hành chính nên công nhân chỉ có thể gửi con ở điểm giữ trẻ tư nhân hoặc đưa về quê nhờ ông bà chăm sóc

Tại Trường Mầm non tư thục Hà An (đường Nguyễn Trường Tộ, TP. Vinh), gần 6 giờ tối, bé Lê Ngọc Hoa (tên nhân vật đã thay đổi) về muộn nhất, mẹ bé làm ở Công ty May Minh Trí (Khu công nghiệp Bắc Vinh) trong khi nhà trọ lại ở phường Hưng Bình - gần chỗ làm việc của bố. Khi được hỏi tại sao không chọn trường nào gần nhà hơn, anh Lê Văn Vĩnh, bố của bé chia sẻ: “Vợ chồng chúng tôi đã tìm nhiều nơi nhưng để tìm một trường vừa phù hợp về học phí, thời gian, địa điểm thì rất khó. Cho con học ở đây cũng tiện, buổi sáng mẹ đi làm sớm thì đưa cháu đi luôn”. Nói là tiện nhưng với quãng đường 5 km từ nhà đến trường, việc đưa con gái đi học bằng xe máy mỗi ngày quả không đơn giản.

Khi bài toán về trường học cho con chưa thể giải quyết, nhiều bố mẹ buộc lòng phải chọn ở xa con, gửi con cho ông bà ở quê.

Chị Lê Thị Thanh Nga (Thanh Chương), làm việc tại Công ty may trong Khu Công nghiệp Bắc Vinh gần 1 năm nay. Trước khi chuyển về Vinh, chị làm việc tại một công ty may ở Bắc Giang. Nói chuyện khi nhắc đến con, chị rơm rớm nước mắt: “Tôi đi làm xa nhà những mong thu nhập khá hơn để chăm lo cho gia đình, nhưng rồi nhận thấy những đồng lương chênh lệch đó không thể so sánh với tuổi thơ của con. Ông bà không thể thay thế bố mẹ, cách nuôi dạy của ông bà cũng không còn phù hợp dẫn đến các cháu trở nên bướng bỉnh, mất kết nối với gia đình. Con gái lớn của tôi đã 12 tuổi, tôi quyết định xin về làm gần nhà để còn dạy dỗ và bù đắp cho những ngày tháng xa con”.

Thiếu trường mầm non tại khu công nghiệp: Bài toán chưa có lời giải
Do không có đủ trường mẫu giáo nên nhiều gia đình phải làm tăng ca đã chấp nhận đón con muộn mỗi ngày

Bà Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An cho hay, tại Nghệ An, trường mầm non dành cho con em công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp đang là vấn đề mà công nhân lao động đang quan tâm. Bởi thực tế, việc bố mẹ đi làm ở khu công nghiệp nhưng buộc lòng phải gửi con cho ông bà ở quê hoặc gửi con ở trường công lập là rất phổ biến. Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có một trường mầm non nào dành riêng cho con công nhân lao động.

Hiện, Nghệ An có 7 cụm, khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở Bắc Vinh, Nam Cấm, với khoảng 16.000 công nhân ở các khu công nghiệp lớn, trong đó có hàng nghìn trẻ trong độ tuổi gửi trẻ là con của công nhân.

Theo bà Nhi, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có doanh nghiệp, đơn vị nào trong khu công nghiệp đầu tư xây dựng trường mầm non để nuôi dạy, giáo dục con công nhân lao động với mức học phí thấp, lý do là không có quỹ đất, kinh phí hạn hẹp, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp thường không dành quỹ đất để xây dựng nhà trẻ cho con em công nhân lao động. Khi đề xuất đặt vấn đề thì vẫn có đồng thuận nhưng để triển khai thực hiện thì lại phát sinh nhiều khó khăn.

“Liên đoàn lao động tỉnh đang tham mưu và có đề xuất liên quan đến các chính sách hỗ trợ cho con em lao động, đặc biệt, Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết về hỗ trợ cho con công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Tỉnh cũng đang xây dựng thiết chế khu công nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Vinh, thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp, sẽ cố gắng đưa hạng mục nhà trẻ, mẫu giáo dành riêng cho con em lao động. Chúng tôi đang tư vấn và vận động cho công đoàn ở các doanh nghiệp là đề xuất dành những chính sách để có thể làm nhà trẻ đối với từng doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Thu Nhi chia sẻ.

Thiếu trường mầm non tại khu công nghiệp: Bài toán chưa có lời giải

Đã hơn 18 giờ, trời bắt đầu tối, những đứa trẻ có bố mẹ là công nhân tăng ca vẫn chưa thể về.

Hiện nay, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển như đối với giáo dục mầm non ở các vùng sâu, vùng xa... Ðiều này thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Chính phủ trước thực trạng khó khăn của giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình chuyển động để chính sách đi vào thực tế tại các địa phương vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu thực tế.

Trong buổi làm việc mới đây với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã đề nghị, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tiếp tục chủ động nắm chắc tình hình, đời sống của người công nhân, người lao động, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, bức xúc của người công nhân, giải quyết được các khúc mắc kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đặc biệt, bà Hoài yêu cầu Tổng Liên đoàn lao động chú trọng quan tâm hơn nữa đến vấn đề nhà ở cho công nhân; xây nhà trẻ, trường học trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, để các công nhân yên tâm làm việc và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ưu tiên quỹ đất để xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân lao động tại các khu công nghiệp đang là nhu cầu thật sự bức thiết. Các địa phương cần tiếp tục giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu tiên quy hoạch quỹ đất để xã hội hóa, khuyến khích kêu gọi cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục mầm non, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trường mầm non. Việc có trường học an toàn không chỉ đem đến sự yên tâm cho người lao động, cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn bảo đảm bình đẳng về quyền lợi cho mọi trẻ em./.

Theo Chung Thủy/VOV.VN

https://vov.vn/xa-hoi/thieu-truong-mam-non-tai-khu-cong-nghiep-bai-toan-chua-co-loi-giai-post950881.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động