Thống nhất giao vốn kế hoạch cho dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Chiều 9/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (đợt 3).
Báo cáo về nội dung trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao kế hoạch là 455.909,989 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp. (ảnh: Quốc hội) |
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc cắt giảm vốn với những dự án chưa đủ điều kiện, chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc các dự án đã bố trí được nguồn vốn khác để bố trí vốn cho các dự án mới cần thiết, cấp bách, trong tổng mức vốn đã được Quốc hội giao cho bộ, ngành, địa phương, chưa có trong danh mục Chính phủ báo cáo Quốc hội là phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết 29.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ về số giao chi tiết cho 3 dự án quan trọng quốc gia (78.307.587 tỷ đồng), trong đó: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 là 46.911,587 tỷ đồng; Dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội là 14.250 tỷ đồng; Dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh là 17.146 tỷ đồng. Số chi tiết giao cho các dự án và việc điều chỉnh từ kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ Giao thông vận tải cho các địa phương là phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư của các dự án.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu rõ, về tình hình phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn thì số vốn Chính phủ phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi giao là 455.909,989 tỷ đồng. Tại Tờ trình 256 và Tờ trình 17, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao đợt 3 là 100.426,504 tỷ đồng. Như vậy, số vốn còn lại Chính phủ chưa trình cho ý kiến (sau đợt 3 này) là 355.483,485 tỷ đồng.
Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính và Ngân sách cho rằng, sau hơn 1 năm từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đến nay vẫn chưa hoàn thành việc phân bổ, giao Kế hoạch chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Tiến độ giao vốn là chậm, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Nguyễn Phú Cường tình bày báo cáo thẩm tra. (ảnh: Quốc hội) |
Vì vậy, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ quyết liệt đôn đốc, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, phân bổ hết số vốn còn lại theo quy định. Một số ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc giao vốn chậm. Đồng thời, kiên quyết cắt giảm toàn bộ số vốn đến nay chưa phân bổ, điều chuyển cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư, còn thiếu vốn để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến cơ bản thống nhất với chủ trương Chính phủ tiếp tục giao vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định; phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2021-2025 từ số vốn chưa phân bổ theo đề nghị của Chính phủ.
Phát biểu ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sau khi đồng tình với đề xuất của Chính phủ (đợt 3) vẫn còn dư số tiền rất lớn là 355.483,485 tỷ đồng. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ vì sao còn số lượng lớn như vậy, tập trung nhiều ở đâu và bao giờ thì phân bổ được hết số vốn này?
Chủ tịch Quốc hội chỉ ra, trong 347 tỷ đồng ở gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43, trừ một số khoản ra thì lĩnh vực đầu tư rất lớn, gồm cả khoản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, chuyển đổi số… Nhưng sau gần 1 năm từ lúc có Nghị quyết 43 thì đến nay chưa có danh mục nào, đề nghị Chính phủ cần làm rõ khó khăn, vướng mắc.
Toàn cảnh phiên họp. (ảnh: Quốc hội) |
Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương bố trí, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 (đợt 3) cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
Đối với các vấn đề cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao kế hoạch vốn cho 3 dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư số tiền 78.307,587 tỷ đồng gồm: Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội; Đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó, điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải 31.396 tỷ đồng giao về các địa phương: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An để thực hiện 3 dự án quan trọng quốc gia này.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện danh mục, mức vốn của từng dự án. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ chịu trách nhiệm hoàn thiện danh mục dự án, phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn, bảo đảm việc quyết định giao danh mục, phân bổ vốn cho từng dự án và bổ sung, điều chỉnh (tăng/giảm) kế hoạch đầu tư trung hạn phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Việc bố trí vốn phải tập trung, không phân tán, dàn trải, manh mún, bố trí đủ vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư của các dự án phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, hoàn thành dự án đúng tiến độ đã được cấp có thẩm quyền quyết định và cam kết không bổ sung vốn ngân sách Trung ương cho các dự án này trong giai đoạn 2021-2025.
Việc thay thế, đổi tên, bổ sung dự án chưa có trong danh mục đã báo cáo Quốc hội và điều chỉnh tăng, giảm kế hoạch vốn cho các dự án phải bảo đảm không làm thay đổi tổng mức vốn theo cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49