Thống nhất không quy định thời hiệu quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người dưới 18 tuổi
Nhất trí cần thiết ban hành Pháp lệnh về đưa trẻ từ 12-18 tuổi nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy |
Theo Thông báo, ngày 10/3/2022, tại phiên họp thứ 9, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, các Bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời thống nhất về sự cần thiết sớm ban hành Pháp lệnh này.
Đợt 1 của Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV |
Việc ban hành Pháp lệnh là phù hợp với định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, phù hợp với chương trình công tác năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Nghị quyết số 443/NQ-UBTVQH15 ngày 30/12/2021 và để thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 33 của Luật Phòng, chống ma túy.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung được đề cập tại Tờ trình, dự thảo Pháp lệnh và Báo cáo thẩm tra. Đồng thời, trong quá trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh, cần thể hiện một số nội dung.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành cần có quy định về điều kiện hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; điều kiện tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn lại trong dự thảo Pháp lệnh để làm căn cứ áp dụng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất không quy định về thời hiệu xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong Pháp lệnh này.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, cần quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ là kiểm sát hoạt động tư pháp, đúng thực tiễn hoạt động và đúng với phạm vi quy định của Pháp lệnh này.
Về tham gia phiên họp tại Tòa án của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc quy định theo hướng cho phép Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được ủy quyền cho người đại diện tham gia phiên họp tại Tòa án, nếu Trưởng phòng không dự được.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan của Chính phủ để làm rõ thêm tình hình trẻ em bị nghiện ma túy, báo cáo đánh giá tác động, thực trạng các cơ sở cai nghiện bắt buộc trên cả nước, chế độ chính sách, các điều kiện bảo đảm cai nghiện.
Trong đó, có những điều kiện bảo đảm quyền của trẻ em theo luật định; thực trạng, quy định hiện hành, chế độ, những vấn đề cần lưu ý để đảm bảo tính khả thi của việc tiến hành các trình tự, thủ tục trong Pháp lệnh này, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có cơ sở xem xét, quyết định.
Ngoài ra, về các vấn đề khác như: Các điều kiện về hoãn, miễn, tạm đình chỉ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; các quy định về tính chất thân thiện; mời các chuyên gia tâm lý, y tế, giáo dục, xã hội học; Mặt trận, đoàn thể tham gia ý kiến với Tòa án, tham gia ý kiến trong quá trình quyết định việc đưa trẻ em vào cơ sở cai nghiện... cần phải rõ ràng hơn, bảo đảm tính khả thi hơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của phiên họp vào ngày 24/3/2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31