Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có chủ bỏ trốn, nợ bảo hiểm
![]() |
Người lao động có thể tự chốt sổ và làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần? |
![]() |
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội |
![]() |
Làm thế nào để chốt sổ bảo hiểm xã hội? |
Chị Lê Thị Thanh Hoa (email: lehoa... @gmail.com) hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội ở công ty cũ từ năm 2012 (công ty cũ của tôi thuộc địa bàn Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm quản lý). Năm 2012, công ty của tôi phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, và công ty nợ bảo hiểm xã hội.
Sau đó, khi đi làm ở công ty mới, tôi đã dùng số sổ bảo hiểm xã hội đó để đóng bảo hiểm xã hội. Giờ tôi cần xác nhận chốt sổ tại công ty cũ thì tôi cần làm gì, thủ tục như thế nào?
- Thông tin chị hỏi, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: Căn cứ theo Tiết 1.2, Điểm 1, Khoản 72, Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
“Đối với đơn vị nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận sổ bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, hiện tại trường hợp của chị được Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm xác nhận quá trình đóng trên sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm Công ty cũ đã đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Chị có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới và được xác nhận thời gian tham gia trên cùng một sổ bảo hiểm xã hội. Sau này, khi công ty cũ đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận bổ sung thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội cho chị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia
Chính sách 17/04/2025 07:02

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Chính sách 17/04/2025 06:54

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực
Chính sách 15/04/2025 17:26

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức
Chính sách 15/04/2025 16:22

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Chính sách 14/04/2025 13:52

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Chính sách 13/04/2025 16:45

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 10/04/2025 13:41

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 09/04/2025 11:02

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động
Chính sách 07/04/2025 22:21

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến
Chính sách 05/04/2025 22:37