Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Sáng nay (14/11), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Chính phủ: Vấn đề quan trọng nhất, lo nhất là nguồn nhân lực Sáng nay, 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu đến dự cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa nhân Ngày 20/11. (Ảnh: VGP)

Cùng dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 60 cán bộ, nhà giáo tiêu biểu.

Phát biểu mở đầu cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bày tỏ:

Toàn ngành Giáo dục rất vui mừng khi được biết Thủ tướng Chính phủ quan tâm, dành thời gian gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2021 nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là vinh dự, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền đất nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trồng người cao quý, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của ngành.

Được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đã không ngừng lớn mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo. Đội ngũ giáo viên với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết đã tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Toàn cảnh buổi gặp mặt. (Ảnh: VGP)

Gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Kế hoạch năm học bị gián đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi, nhiều hoạt động giáo dục không thể thực hiện được. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên, giảng viên không được tới trường trong một thời gian rất dài. Hàng nghìn giáo viên đang công tác tại các trường ngoài công lập không có lương, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà giáo và các cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề và với học sinh để cùng nhau đoàn kết, ứng phó với dịch bệnh.

Các thầy giáo, cô giáo có mặt tại đây hôm nay chính là những đại điện tiêu biểu của hơn 1,5 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý các cấp trong cả nước. Đó là các thầy giáo, cô giáo ngày đêm bám trường, bám lớp ở các buôn làng, xóm, ấp ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để duy trì sĩ số học sinh, phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Đó cũng là các giảng viên có thành tích xuất sắc trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, có nhiều công trình khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch Covid-19,…

Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

Được gặp trực tiếp Thủ tướng Chính phủ là niềm vinh dự lớn của các thầy cô, với mong muốn được nhận những chia sẻ, động viên của Thủ tướng. Nhân dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa, lãnh đạo, chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị chung tay với ngành Giáo dục để triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đội ngũ nhà giáo nói riêng, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung, đúng theo tinh thần "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa thành công là tương lai của dân tộc Việt Nam".

Tại cuộc gặp mặt, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ suy nghĩ, nêu những giải pháp, kiến nghị để góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp trồng người.

Buổi gặp mặt là sự kiện trong chuỗi các hoạt động đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức.

Cùng với những phát biểu, chia sẻ nhằm tri ân, tôn vinh, chia sẻ, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhà giáo Việt Nam, nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng trao món quà ý nghĩa tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu.

Có lẽ chưa khi nào ngành Giáo dục và Đào tạo lại trải qua một năm học nhiều dấu ấn đặc biệt như năm học 2020-2021. Cùng với cả nước, toàn ngành phải “căng mình” ứng phó với những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19.

Nhiều chương trình, kế hoạch, nhiều hoạt động phải thay đổi; nhiều hình thức dạy học mới xuất hiện và có những thời điểm trở thành hình thức dạy và học chủ yếu.

Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn đó, với sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh sinh viên trên cả nước, ngành Giáo dục vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Sau buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ, 7 Nhà giáo nhân dân, 72 Nhà giáo ưu tú thuộc các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng 191 nhà giáo tiêu biểu năm 2021 được bình chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tham dự Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2021.

Tối cùng ngày, tại Đài truyền hình Việt Nam, các thầy cô sẽ tham dự chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

(LĐTĐ) Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số (Emerging Digital Solutions & Ecosystem) trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 6 - 8/11/2024.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Đa dạng hoạt động chăm lo

Đa dạng hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tăng lòng tin của CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị.
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Trước xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì tâm huyết gắn với sáng tạo là những giá trị cốt lõi của người giáo viên, là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công yêu cầu xây dựng một nền giáo dục nhân văn, phát triển bền vững. Điều này được khẳng định qua ngày càng nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được công nhận, vinh danh ở Hà Nội và đang lan tỏa tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Vừa ra tù, lười lao động tiếp tục đi cướp giật điện thoại

Vừa ra tù, lười lao động tiếp tục đi cướp giật điện thoại

(LĐTĐ) Đối tượng Trần Minh Hiếu sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội trộm cắp tài sản, do lười lao động, không có tiền ăn tiêu nên gã nảy sinh ý định sử dụng xe máy làm phương tiện đi cướp giật. Chỉ trong vòng 4 tháng, Hiếu đã thực hiện 10 vụ cướp giật tài sản (chủ yếu là điện thoại di động) trên địa bàn quận Hà Đông, với tổng giá trị tài sản khoảng 200 triệu đồng...

Tin khác

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

(LĐTĐ) Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải.
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường thống nhất cần thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự án tại Kỳ họp và nhấn mạnh thời điểm hiện nay dù chậm so với mong muốn nhưng là thời điểm thích hợp, hội tụ đủ các điều kiện.
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

(LĐTĐ) Lãnh đạo tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu quyết tâm tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong 2 tháng còn lại của năm 2024.
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%).
Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành “nói đi đôi với làm và làm ngay”

Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành “nói đi đôi với làm và làm ngay”

(LĐTĐ) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Đại biểu Quốc hội: Trạm thu phát sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Đại biểu Quốc hội: Trạm thu phát sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe?

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, về viễn thông, các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được quốc tế hóa. Chúng ta cũng dùng các tiêu chuẩn như các quốc gia trên thế giới. Khi một trạm được phát sóng thì phải được các đơn vị đến kiểm định, đạt tiêu chuẩn mới được phát sóng.
Xem thêm
Phiên bản di động