Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa “quốc bảo” sâm Ngọc Linh thành “quốc kế dân sinh”

(LĐTĐ) Sáng 6/9, tại TP. Kon Tum, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị "Đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác".  
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kon Tum cần tìm nguồn lực để nâng cao dân trí
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp mặt các doanh nghiệp tài trợ WEF ASEAN 2018
Thủ tướng dự lễ khánh thành cao tốc Hạ Long - Hải Phòng

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta phát triển ngành dược liệu, ngành thực phẩm chức năng dựa trên việc phát huy các giá trị tinh hoa mà trời đất đã ban tặng cho một quốc gia có 3/4 diện tích rừng núi, nơi đã sinh ra những bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông.

Nhắc lại phát biểu tại Hội nghị dược liệu toàn quốc vào năm ngoái, Thủ tướng khẳng định, 63 tỉnh, thành phố đều có thể phát triển dược liệu với 5.000 loại cây, con, sinh vật biển, khoáng vật làm thuốc, không chỉ để chữa bệnh mà còn làm giàu.

Thủ tướng cho biết, theo các nghiên cứu, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh Việt Nam có chứa đến 52 hợp chất saponin có tính kháng khuẩn, kháng ung thư, a-xít béo..., trong đó một nửa (26) hợp chất saponin có thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật, sâm Trung Quốc; còn lại 26 hợp chất saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác.

Thủ tướng cho biết, ông đến Kon Tum với niềm tin chúng ta có thể đưa “quốc bảo” sâm Ngọc Linh thành “quốc kế dân sinh”, là hy vọng mới của Việt Nam trong ngành dược liệu và thực phẩm chức năng, hiện là lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt giữa những quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc…

Thủ tướng lưu ý, dược phẩm, thực phẩm chức năng từ trước đến nay là sân chơi của các ông lớn-các cường quốc kinh tế và khoa học công nghệ như Trung Quốc, nhóm OECD hoặc G7, G20, do vậy chúng ta chỉ cạnh tranh thành công khi xác định được các lợi thế vượt trội.

Với tiềm năng sản phẩm, thị trường và giá trị của sâm Ngọc Linh, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phát triển một ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh thực thụ của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa “quốc bảo” sâm Ngọc Linh thành “quốc kế dân sinh”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Mục tiêu không phải là một vài chục tỷ đồng sau mỗi phiên chợ mà phải tiến tới mục tiêu tỷ USD giá trị sản xuất và xuất khẩu trong những thập niên tới. Điều này hoàn toàn khả thi nếu nhìn vào dự báo thị trường nhân sâm quốc tế với mức tăng trưởng rất cao.

Theo Thủ tướng, để đạt được tầm nhìn và mục tiêu này, còn rất nhiều công việc đòi hỏi chúng ta cần sớm hành động một cách nghiêm túc, bài bản, không để cho từng địa phương như Kon Tum, Quảng Nam hoạt động manh mún hoặc “tự bơi” trong triển khai chiến lược.

Vì vậy, Thủ tướng lưu ý một số hướng đi và cách làm để phát triển ngành công nghiệp sâm Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, trước hết, tập trung vào sâm Ngọc Linh.

Đầu tiên, cách tiếp cận trong phát triển phải đúng. Yêu cầu đối với cây sâm Ngọc Linh là phải vừa bảo tồn, vừa phát triển, bảo tồn để phát triển có chiều sâu, đạt giá trị cao hơn. Ở giai đoạn đầu cần định dạng chiến lược sản phẩm theo hướng phát huy các giá trị vượt trội và tính chất khác biệt của sâm Ngọc Linh so với các loại sâm và sản phẩm tương tự.

Hướng mục tiêu phát triển cây sâm Ngọc Linh đến những giá trị cao hơn, không chỉ là về mặt kinh tế mà còn đối với nền y học, góp phần cải thiện sức khỏe về thể chất và tinh thần, ưu tiên trước hết cho người Việt Nam.

Tiếp theo, khi đạt được các điều kiện về sản lượng, quy mô, về sự công nhận thương hiệu sâm Ngọc Linh đã vượt khỏi biên giới Việt Nam, chúng ta cần có chiến lược đại chúng hóa, đa dạng hóa sản phẩm như cách Hàn Quốc đã làm. Phổ biến hóa nhưng không có nghĩa là hạ thấp giá trị của sâm Ngọc Linh. Thay vào đó cần định vị sâm Ngọc Linh ở phân khúc cao cấp.

Thủ tướng nêu rõ, bảo vệ nguồn gene thuần chủng là tối quan trọng. Là nơi tìm ra sâm Ngọc Linh đầu tiên và cũng là nơi sinh trưởng tốt nhất cho sâm Ngọc Linh, núi Ngọc Linh được xem là “Thánh địa của sâm Ngọc Linh”. Cần làm tốt chức năng chỉ dẫn địa lý cho sâm nhằm bảo hộ sản xuất và làm tăng giá trị của sâm Ngọc Linh.

Cần nghiên cứu tìm hiểu thêm về giá trị lịch sử của sâm Ngọc Linh. Việc có một lịch sử rõ ràng cộng thêm những giai thoại (nếu có) về sâm Ngọc Linh sẽ làm tăng giá trị đáng kể cho sâm.

Chúng ta cần phải bảo hộ được giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh trên các thị trường quốc tế cũng như ở các nước. Đây là thương hiệu quốc gia Việt Nam chứ không đơn thuần là thương hiệu của một sản phẩm thuần túy hay của doanh nghiệp. Tận dụng các điều kiện của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nuôi trồng, chế biến phát triển sản phẩm.

Đồng thời, truyền thông mạnh mẽ các giá trị độc đáo của sâm Ngọc Linh, coi đây là bước đột phá cho sự phát triển của ngành dược liệu và thực phẩm chức năng, đem lại cho Việt Nam khả năng đối trọng với các cường quốc tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Việc di thực sâm Ngọc Linh cần hết sức cẩn trọng, được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ. Việc mở rộng trồng và chế biến sâm Ngọc Linh trước hết được tiến hành ở núi Ngọc Linh. Tuy nhiên, phải bảo đảm chất lượng sâm, hàm lượng saponin cũng như các hoạt chất có trong sâm; mỗi sản phẩm nhân sâm phải là một sản phẩm chất lượng cao, được chế biến từ những củ sâm chất lượng tốt nhất, tinh túy nhất.

Nếu mở rộng tới mức suy giảm hàm lượng thì cũng phải thông tin rất rõ ràng, chính xác để khách hàng lựa chọn, đồng thời, không để vàng thau, thật giả lẫn lộn. Không du nhập giống, không lai tạo để biến đổi gene, không cấy ghép và bảo tồn cho được giống quý sâm Ngọc Linh.

Tại Hội nghị, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp trong nước có tâm huyết, tầm nhìn và tiềm lực tham gia vào sứ mệnh phát triển sâm Ngọc Linh, đầu tư nghiên cứu, sản xuất, chế biến nhân sâm, phát triển ngành công nghiệp sâm bằng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ có chọn lọc, đặc biệt khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết để cùng nhau cộng hưởng sức mạnh.

Đồng thời, không nên ngần ngại khi có cơ hội liên kết với các tập đoàn đa quốc gia, tận dụng các điều kiện, những nền tảng sẵn có về nghiên cứu và phát triển, về marketing, về quản trị và thị trường để đi tắt ra thị trường cao cấp, qua đó, tạo ra sức lan tỏa nhanh chóng về thương hiệu sâm Ngọc Linh, tạo cú hích cho việc phát triển quy mô trồng, sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh trong nước.

Phải xây dựng bằng được những doanh nghiệp hạt nhân, có đủ tiềm lực và sức mạnh để trở thành những nhà tiên phong, đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh với các chủng loại sản phẩm phong phú có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm tương tự của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đang hiện diện trên sân nhà, đồng thời phải từng bước vững chắc vươn ra thị trường quốc tế.

“Vốn và công nghệ là quan trọng, nhưng đối với sâm Ngọc Linh thì đất và rừng là hai yếu tố không thể thay thế. Người dân có đất và giữ rừng phải được hưởng lợi xứng đáng. Người dân, doanh nghiệp và chính quyền cần hiệp đồng chặt chẽ để giữ rừng, bởi nếu mất rừng thì không còn sâm Ngọc Linh”, Thủ tướng bày tỏ.

Nhân dịp này, Thủ tướng nêu một số khuyến nghị dành cho tỉnh và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành Trung ương.

Muốn đánh thức tiềm năng dược liệu giàu và giá trị của mình, Kon Tum nên chủ động chuyển mình nhanh chóng để trở thành vùng trồng, chế biến dược liệu tập trung của quốc gia, coi đó thực sự là một lĩnh vực mũi nhọn chiến lược cần đặc biệt ưu tiên phát triển.

Thủ tướng đồng ý tỉnh Kon Tum nghiên cứu lập Đề án hình thành khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung với quy mô lớn. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương... cử cán bộ, chuyên gia giúp Kon Tum sớm hoàn thành Đề án và trình phê duyệt. Trong đó cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, toàn diện các mặt, bảo đảm hiệu quả và khả thi. Thủ tướng đồng ý cho Kon Tum thực hiện thí điểm sử dụng môi trường rừng, đất dưới tán rừng để trồng dược liệu, tuy nhiên phải bảo đảm nghiêm ngặt việc duy trì, bảo vệ môi trường rừng.

Theo Thủ tướng, loài sâm này sẽ không chỉ là một quốc bảo mà tỉnh Kon Tum cùng với Quảng Nam được trời đất ban tặng; sâm Ngọc Linh sẽ tạo ra một đòn bẩy du lịch và một sức mạnh truyền thông mới, đưa hai địa danh Quảng Nam, Kon Tum được quốc tế biết đến nhiều hơn nữa về một Việt Nam vẫn còn ẩn chứa những giá trị to lớn, cần được khám phá. Sâm Ngọc Linh với ngành dược liệu Việt Nam cũng ví như một Sơn Đòong (Quảng Bình) với ngành du lịch cả nước. Sự thành công của sâm Ngọc Linh sẽ tạo tiếng vang lớn, mở đường cho nhiều nghiên cứu mới, tầm cỡ quốc tế về tiềm năng dược liệu Việt Nam nói chung.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm đã gây nên sự lãng phí rất lớn; do đó đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương rà soát các công trình chậm, các công trình lãng phí báo cáo Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh để có giải pháp xử lý.
Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn

Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...
Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân

Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản hợp nhất số 4804/VBHN-BLĐTBXH - Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI

90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI

(LĐTĐ) Tối 11/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024.
Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (11/11), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng sẽ là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn

Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn

(LĐTĐ) Chiều 9/11, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về tiến độ điều tra các vụ án được dư luận quan tâm.
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV

Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV

(LĐTĐ) Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7738-QĐ/TU về việc phân công đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động