Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ

Ngày 26/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và xúc tiến đầu tư Vùng.
TP.HCM: Dự báo nhiều doanh nghiệp không có thưởng Tết, lương tháng 13 TP.HCM: Giám sát chặt chẽ tình hình cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước TP.HCM: Sẽ kiểm tra đột xuất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giáo dục

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Đông Nam Bộ là vùng có tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ. Thời gian qua, Vùng có đóng góp quan trọng vào thành quả chung của đất nước.

Tuy nhiên, Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều việc phải làm, nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đó là các mâu thuẫn cần được giải quyết, trong đó mâu thuẫn lớn nhất là tiềm năng rất lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: VGP

Kết nối hạ tầng chiến lược, đồng bộ chưa hiệu quả, đầy đủ, toàn diện. Huy động nguồn lực chủ yếu dựa vào Nhà nước, chưa phát huy được các cơ chế hợp tác công tư, huy động nguồn lực xã hội. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa ngang tầm với vai trò, vị thế của Vùng, chưa ngang tầm với yêu cầu của sự phát triển.

Ngoài ra, Vùng còn đối diện nhiều thách thức, lớn nhất là phát triển chưa bền vững, trong đó có phát triển đô thị, ùn tắc giao thông, chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng, úng ngập.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chương trình hành động đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu phát triển vùng năng động nhất này để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trên các lĩnh vực, trong đó có GDP, "cả nước vì Vùng, Vùng vì cả nước". Mục tiêu nữa là ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Định hướng nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tựu trung trong 9 chữ "tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới".

Cụ thể, "tư duy mới" là tư duy tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, ỷ lại, dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài. Nội lực là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá, tinh thần đoàn kết…, từ đó, chúng ta có những sản phẩm không chỉ là "Made in Việt Nam, by Việt Nam".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm có thế mạnh của Vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: VGP

Tư duy mới là phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Bên cạnh đó, nội lực cần kết hợp với ngoại lực (là vốn, công nghệ, quản lý, thể chế…), sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh doanh nghiệp trong nước với ngoài nước.

Làm rõ nội hàm về "đột phá mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đó là cách thức, phương thức huy động các nguồn lực.

Nêu rõ bài học "hợp tác công tư có nhiều hình thức, chúng ta phải sáng tạo, năng động, phải quyết tâm làm", Thủ tướng lấy ví dụ, thời gian vừa qua, có tỉnh làm được 200 km cao tốc nhưng cả vùng Đông Nam Bộ trong 10 năm qua chỉ làm được 50 km cao tốc, "đây là vấn đề mà các đồng chí cần suy nghĩ, không ai làm thay chúng ta được".

Thủ tướng Phạm Minh Chính tán thành với ý kiến xây dựng trung tâm tài chính trong vùng để huy động nguồn lực hay Quỹ phát triển hạ tầng như đề xuất của lãnh đạo TP.HCM. Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu triển khai.

Đột phá về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, "coi việc của doanh nghiệp như việc của nhà mình, của chính quyền hằng ngày" với mục tiêu làm cho cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc. Theo đó, phải đơn giản hoá thủ tục hành chính, chính sách phải ổn định, phải hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng.

Về "giá trị mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của vùng đã giảm so với các vùng khác. "Giá trị mới là mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, giá trị đóng góp cho GDP cao hơn".

"Giá trị mới lớn nhất của Vùng là góp phần quan trọng, đắc lực, hiệu quả vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đông Nam Bộ
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, phát triển đô thị vẫn luôn được coi là động lực của phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Ảnh: VGP

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, phát triển đô thị vẫn luôn được coi là động lực của phát triển kinh tế-xã hội. Vùng Đông Nam Bộ sẽ tiếp tục tăng về số lượng đô thị, như đến năm 2025 dự kiến thêm 10 đô thị và đến năm 2030 tăng thêm 20 đô thị và nhiều đô thị tiếp tục hoàn thiện chất lượng để nâng loại đô thị trong giai đoạn tới.

"Để gỡ những "nút thắt" giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển và năng lực cạnh tranh của vùng Đông Nam Bộ, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng gắn với các vùng lân cận và cảng biển, sân bay thông qua các tuyến đường bộ cao tốc", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng góp ý.

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ là khoảng 413.000 tỷ đồng. Mục tiêu là nâng tổng số km đường bộ cao tốc vùng là 772 km trong giai đoạn 2021- 2030. Ông Nguyễn Văn Thắng góp ý, cần có cơ chế, chính sách sáng tạo, đột phá trong huy động vốn tư nhân, các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã Công bố Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chương trình hành động xác định 19 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường, phấn đấu đến năm 2030 đạt một số chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 380 triệu đồng/năm. Tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%). Tỉ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm 30-35%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam Bộ để giúp vùng Đông Nam Bộ phát triển bứt phá, gồm: Các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không trong vùng và các dự án trung tâm thông tin, logistics của Vùng; đồng thời phân công cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.

Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Xem thêm
Phiên bản di động