Thủ tướng Phạm Minh Chính: TP.HCM cần tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo

Ngày 10/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với TP.HCM về kết quả phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và thực hiện Nghị quyết số 98.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại Hưng Yên Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng lương cơ sở nhưng lạm phát tăng không đáng kể Đề xuất chuyển chủ đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Tham dự buổi làm việc còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng… Về phía TP.HCM có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: TP.HCM cần tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo
Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với TP.HCM. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Nhiều kết quả tích cực

Tại buổi làm việc, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 của Thành phố tăng 6,46% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất từ năm 2020 đến nay, đóng góp 19,65% vào tốc độ tăng trưởng GRDP chung của cả nước.

Trong 7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 661.000 tỷ đồng (tăng 10,3%), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát tốt, chỉ tăng 3,29%, thấp hơn so với cùng kỳ và bình quân chung cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, kim ngạch nhập khẩu tăng 5,9%, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 6,2%, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 8,4%.

Thu ngân sách Nhà nước đạt 309.000 tỷ đồng, đạt gần 64% dự toán năm 2024, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2023; tổng doanh thu du lịch đạt 108.000 tỷ đồng (tăng 15,4%), khách quốc tế đến Thành phố tăng 30,3%, khối lượng vận tải hành khách công cộng tăng 20,8%.

Về đầu tư công, Thành phố đã cơ bản hoàn thành việc phân bổ chi tiết theo chỉ tiêu mức vốn đầu tư công năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao (hơn 79.263 đồng). Trong 7 tháng đầu năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công đạt 12.064 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,2%, thấp hơn so với mặt bằng chung về giải ngân của cả nước (32,2%) và chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2024 của Thành phố (30%).

Đối với việc thực hiện Nghị quyết số 98, sau 1 năm triển khai, trong nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của TP.HCM, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành 31 nghị quyết triển khai, UBND Thành phố đã hoàn thành 13/25 nhiệm vụ, ban hành 24 quyết định triển khai các nội dung liên quan đến Nghị quyết số 98.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: TP.HCM cần tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thành phố đã ưu tiên bố trí gần 2.800 tỷ đồng cho Chương trình giảm nghèo năm 2023 với gần 39.000 khách hàng. Trong năm 2024, đã bố trí gần 1.000 tỷ đồng cho 13.658 lượt khách hàng vay; bố trí 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư công để hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư; bố trí 2.900 tỷ đồng cho dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngành văn hóa và thể thao với 23 dự án (tổng mức đầu tư 22.394 tỷ đồng).

Thành phố quy định hệ số chi thu nhập tăng thêm tối đa là 1,5 lần so với tiền lương ngạch bậc, chức vụ; thành lập và đưa vào hoạt động Sở An toàn thực phẩm, Trung tâm Chuyển đổi số; hoàn thiện bộ máy hành chính thành phố Thủ Đức và các phường, xã, thị trấn…

Trong khi đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá 3 nội dung lớn đã đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 98 như: TP.HCM và nhiều bộ, ngành đã chủ động linh hoạt và trách nhiệm cao hơn; nhiều cơ chế, chính sách vượt trội được ban hành, đưa vào cuộc sống, mang lại hiệu quả nhanh nhất; các tổ chức hình thành theo cơ chế mới hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nội dung phân cấp, ủy quyền tối đa vẫn còn khá nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ. Trên cơ sở đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, cần phải nhận thức đúng hơn trong sự phối hợp hành động, khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; cần tập hợp các vướng mắc, hạn chế và kiến nghị Chính phủ ban hành một nghị quyết đủ mạnh để tháo gỡ, những việc vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phải có tư tưởng tấn công

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, góp phần vào thành tựu chung của cả nước trong 7 tháng năm 2024. TP.HCM là đầu tàu của cả nước về kinh tế, tài chính, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 17% GDP của cả nước, thu ngân sách Nhà nước chiếm từ 27% - 30% cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: TP.HCM cần phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: Chinhphu.vn).

“TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước nên Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để khơi thông mọi nguồn lực để Thành phố phát triển”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, đồng thời khẳng định, Thành phố là địa phương tiên phong triển khai các mô hình mới cho phát triển như phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp, sở giao dịch chứng khoán, hệ thống ngân hàng, Công viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ cao….

Thủ tướng cũng lưu ý, bên cạnh những kết quả đã đạt được từ các mô hình đổi mới, sáng tạo, Thành phố cũng cần rút kinh nghiệm, tập trung đẩy nhanh các lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

“Trong giai đoạn mới cần phát triển những ngành mới nổi; phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo đã có để vận dụng linh hoạt bối cảnh của Việt Nam và xu hướng của thế giới, góp phần phát triển Thành phố nhanh, mạnh, bền vững”, Thủ tướng nêu rõ.

Về triển khai Nghị quyết số 98, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá: Nhìn lại 1 năm qua, việc triển khai Nghị quyết đã mang lại những kết quả bước đầu rất cơ bản, tích cực, tạo tiền đề, nền tảng để phát triển TP.HCM nhanh, mạnh, bền vững. Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, Thành phố quán triệt thực hiện tối đa theo thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả, có thời hạn, có sản phẩm, có lộ trình cụ thể; phải ứng xử đúng với đầu tàu kinh tế của cả nước.

TP.HCM phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, phát huy các cơ chế, chính sách đặc thù hiệu quả hơn với tinh thần 6 "tiên phong". Cụ thể là tiên phong trong đổi mới tư duy phát triển đồng bộ, tổng thể, bao trùm, hiệu quả, bền vững, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể. Tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ. Tiên phong trong phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tiên phong trong phát triển các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao. Tiên phong trong phát triển nhân lực chất lượng cao, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực trọng tâm. Tiên phong trong thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, không bỏ ai lại phía sau.

(Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính).

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế như tiềm năng lợi thế cần phải được khai thác hiệu quả hơn nữa; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục; giải ngân đầu tư công nhiều hơn; tháo gỡ khó khăn nhiều hơn cho doanh nghiệp. Cùng với đó, sự phối hợp giữa Thành phố và các Bộ ngành còn thiếu chặt chẽ, chủ động.

“Suy nghĩ đã chín, tư tưởng đã thông, cơ chế chính sách đã có, vấn đề cần quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, làm việc có trọng tâm trọng điểm hơn nữa, làm việc nào dứt điểm việc đó, nhằm tạo động lực, niềm vui và cảm hứng để làm việc tiếp theo. Tư tưởng phải tấn công chứ không chỉ có phòng ngự, phân công rõ người, rõ việc, rõ nội dung, rõ thời hạn, rõ kết quả và kiểm tra, giám sát, khen thưởng, cũng như xử lý khuyết điểm, hạn chế", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng lưu ý, trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh tồn tại vướng mắc mới nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm, rồi mở rộng dần ra trên tinh thần kiên trì, giải quyết có hiệu quả, cách giải quyết phải bài bản hơn, không đùn đẩy, việc của ai người đó làm, vượt thẩm quyền thì đề xuất.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi kiến nghị một số nội dung đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Cụ thể là kiến nghị giải quyết vướng mắc về quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 98. Trong đó có việc ban hành Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp; xem xét các nội dung vướng mắc trong hoạt động mua bán tín chỉ cacbon của các chủ dự án, đặc biệt là khi mua bán tín chỉ cacbon ra thị trường nước ngoài.

UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, sớm phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư các dự án CRUS1 và CRUS2; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược; cấp vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho Khu Công nghệ cao đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao mở rộng. Giải quyết các vấn đề của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Vạn Thịnh Phát; chấp thuận chủ trương cho phép thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai 2 Thành phố, đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp và đoạn từ Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng với các cơ chế tương tự trường hợp đã thực hiện cho dự án đường Vành đai 3; sớm thông qua quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị, Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 9/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 9/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 7 - 8/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 9/6.
Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Ngày 25/2, Công an thành phố Hà Nội thông tin về việc đã giải cứu an toàn một người phụ nữ có ý định tự tử từ trên tầng 18 tòa nhà chung cư Nguyễn Đức Cảnh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Ngày 25/2, tại Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Trả lời kiến nghị của cử tri về đất nông nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã quy định chi tiết việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ (điểm b khoản 1 Điều 10 và Điều 8).
Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Chế độ tối hiện nay đã trở thành một tính năng phổ biến trên hầu hết các thiết bị như smartphone và laptop, với mục tiêu giảm mỏi mắt và tiết kiệm pin. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy chế độ này tối ưu, và dưới đây là một số lý do giải thích tại sao bạn có thể cân nhắc trước khi sử dụng chế độ tối trên thiết bị của mình.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

Tin khác

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thành phố Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP năm học 2024-2025 khoảng 254.741 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm học 2024-2025 (được tính từ tháng 7/2024 đến hết tháng 8/2025).
Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sáng 25/2, tại Kỳ họp 21 (Kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết thành lập cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc thành phố Hà Nội.
Tổ chức chính quyền địa phương: Đổi mới để thúc đẩy sự phát triển

Tổ chức chính quyền địa phương: Đổi mới để thúc đẩy sự phát triển

Chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy đang được triển khai quyết liệt. Từ ngày 1/3/2025, theo Nghị quyết 176 của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ mới được thành lập sẽ chính thức hoạt động. Với bộ máy chính quyền địa phương các cấp, việc tinh gọn, sắp xếp cũng đang được đặt ra, theo tinh thần của Kết luận số 126-KL/TW là nghiên cứu bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước có 20 đơn vị trực thuộc sau khi tinh gọn

Ngân hàng Nhà nước có 20 đơn vị trực thuộc sau khi tinh gọn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối

Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối

Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ 1/3/2025. Theo Nghị định, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nội vụ gồm 22 đơn vị.
Tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan

Tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan

Ngày 24/2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa.
Đề xuất thành lập Trung tâm tài chính tại Việt Nam

Đề xuất thành lập Trung tâm tài chính tại Việt Nam

Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính tại Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo.
Xem thêm
Phiên bản di động