Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ưu tiên chăm lo việc làm, nâng cao tay nghề và nhà ở cho người lao động

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, nhiệm vụ quan trọng trong công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam năm 2023 là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, khắc phục khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, gắn với đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề cho người lao động cũng như ưu tiên chăm lo nhà ở cho công nhân lao động với nhiều giải pháp khác nhau.
Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án sân bay quốc tế Long Thành

Sáng nay (1/2), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam. Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cùng phối hợp điều hành Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bộ, ban, ngành Trung ương; Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ưu tiên chăm lo việc làm, nhà ở cho người lao động
Quang cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua, nhân dân nói chung và công nhân lao động nói riêng đã được đón Tết Nguyên đán 2023 đầm ấm, sum vầy, đoàn kết, hiệu quả. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước, người dân, trong đó có đóng góp lớn của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chương trình phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam là nội dung rất quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cũng như các chương trình hành động của Chính phủ nhằm phối hợp cùng tổ chức Công đoàn hoạt động ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả góp phần vào việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động tốt hơn. Đồng thời, đồng hành nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề cho người lao động để cải thiện, nâng cao năng suất lao động...

Thủ tướng nhấn mạnh, mong muốn của Chính phủ và Công đoàn Việt Nam là làm sao để phục vụ công nhân lao động ngày càng tốt hơn, để hoạt động của Công đoàn ngày càng có hiệu quả thiết thực, với mục tiêu quan trọng là nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động. Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn hai bên đánh giá một cách khách quan, trung thực kết quả thực hiện công tác phối hợp trong năm 2022, đưa ra nhiệm vụ giải pháp một cách thiết thực, hiệu quả trong năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ưu tiên chăm lo việc làm, nhà ở cho người lao động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị.

Nhấn mạnh cần chọn một số việc làm cụ thể, trọng tâm, thiết thực để “làm việc nào dứt điểm việc nấy”, mang lại hiệu quả, Thủ tướng gợi ý nhiệm vụ quan trọng trong năm 2023 trong công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, khắc phục khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, gắn với đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề cho người lao động.

Bên cạnh đó, đối với công nhân lao động, có an cư mới lạc nghiệp. Vì vậy, cần phải ưu tiên giải quyết vấn đề nhà ở của công nhân lao động, ưu tiên giải quyết bằng các công cụ pháp luật đã có, nếu chưa có thì cần đề xuất. Cùng với đó, bên cạnh đời sống vật chất, cần quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động...

Thủ tướng tin tưởng công tác phối hợp trong thời gian tới giữa hai bên sẽ đáp ứng được sự mong mỏi của các cấp công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động; góp phần thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.

Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, năm 2022, Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, thiết thực, đóng góp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ưu tiên chăm lo việc làm, nhà ở cho người lao động
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam

Các nội dung phối hợp được triển khai toàn diện, thiết thực và hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết, liên quan tới việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động, phát triển kinh tế - xã hội, đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào cuộc sống, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, xây dựng Công đoàn Việt Nam và Chính phủ trong sạch, vững mạnh.

Đề cập tới các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, ông Nguyễn Đình Khang cho biết, những nội dung trọng tâm mà Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ phối hợp thực hiện như: tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn cũng như thông tin về tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền để đoàn viên, người lao động hiểu, nắm rõ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo, giải pháp trong công tác điều hành của Chính phủ, các cấp Công đoàn và ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn. Trong đó, thống nhất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ưu tiên chăm lo việc làm, nhà ở cho người lao động
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh phát biểu ý kiến tại Hội nghị

Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, các giải pháp bảo đảm ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, thu nhập, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”; phối hợp thúc đẩy chương trình nhà ở cho công nhân; phối hợp triển khai Công điện số 1170 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động...

Hai bên cũng sẽ phối hợp huy động mọi nguồn lực, quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, người lao động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân - Tháng An toàn vệ sinh lao động đồng thời phối hợp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, chính sách đối với người lao động; về bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca, an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ tại cơ sở...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đại diện các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang... cũng tập trung thảo luận về các vấn đề đang đặt ra liên quan tới đời sống công nhân, người lao động như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống tinh thần, giải quyết nhà ở cho công nhân lao động …

Riêng Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị 10 nhóm vấn đề lớn liên quan đến thể chế, chính sách có tác động lớn đến công nhân, lao động, cụ thể:

Tổng Liên đoàn đề nghị Thủ tướng chỉ đạo chính quyền địa phương, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất"; coi chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân lao động là một yêu cầu cấp thiết cần được quy định thành chế định riêng trong luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bên cạnh huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, cần bố trí thêm ngân sách nhà nước để chăm lo về nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; có cơ chế cho phép doanh nghiệp đông công nhân, lao động được phép mua hoặc thuê mua đối với các dự án nhà ở để cho chính công nhân, lao động doanh nghiệp đó mua hoặc thuê mua, góp phần "an cư lạc nghiệp".

Muốn làm được, Công đoàn đề nghị Chính phủ giao các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số luật, gồm: Luật Nhà ở (Điều 49, Điều 53, Điều 57, Điều 62, Điều 80, Điều 81), Luật Kinh doanh bất động sản (Điều 10), Luật Đất đai (Điều 54), Luật Đầu tư công (Điều 5), Luật Quản lý tài sản công (Điều 106)… theo các kiến nghị cụ thể do TLĐ đã gửi tới Chính phủ và các bộ, ngành.

Trước mắt, trong khi chưa sửa đổi các luật, đề nghị Chính phủ giao Tổng Liên đoàn và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ đề xuất với Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân để giải quyết kịp thời các bức xúc hiện nay do các vướng mắc liên quan đến chồng chéo, khoảng trống của pháp luật.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổng hợp báo cáo tình hình doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ, kể cả lương hưu để báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động