Thú vị check-in phố cổ Hội An trong lòng Hà Nội
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Nỗ lực thay đổi để hấp dẫn khách tham quan Phát huy sức sống của đồ chơi dân gian |
Năm nay, vào hai ngày mồng 8 và 9 Tết (17 và 18/2/2024), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ diễn ra chương trình "Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An". Đây là hoạt động do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An tổ chức.
Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ trình diễn điêu khắc gốc tre. |
Tại đây, công chúng sẽ có cơ hội tìm hiểu về các nghề thủ công truyền thống của Hội An như: Làm đèn lồng, làm gốm Thanh Hà, làm mộc Kim Bồng cùng các nghệ nhân dân gian. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức hò xứ Quảng, diễn xướng Bả trạo cầu Ngư, trò chơi bài chòi của người dân đến từ Hội An. Các món ăn truyền thống cũng được giới thiệu đến công chúng qua hương vị của mỳ Quảng, Cao lầu, bánh đập, bánh bông hồng,... Ngoài ra, hoạt động sáng tạo điêu khắc gốc tre có nguồn gốc từ nghề mộc Kim Bồng cũng được trình diễn trong dịp này.
Nét mới trong chương trình năm nay là hoạt động dùng công nghệ hỗ trợ trong việc khai thác và khám phá di sản văn hóa truyền thống. Công chúng có cơ hội tham gia các hoạt động như: Vui đón quà khám phá ý nghĩa Tết; tour khám phá Tết trong không gian trưng bày; thử tài vẽ rồng và khám phá những đứa con của rồng,...
Các hoạt động áp dụng công nghệ sẽ tạo ra đa dạng trải nghiệm tương tác, thu hút giới trẻ cũng như lồng ghép giới thiệu được các ý nghĩa văn hóa liên quan. Qua đó, truyền tải những giá trị của di sản văn hóa đến đông đảo công chúng một cách đơn giản, dễ hiểu.
Tái hiện phố cổ Hội An tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. |
Ngoài ra, hoạt động STEM hướng dẫn các em nhỏ cách làm một số đồ chơi gắn với chủ đề Tết để giới thiệu các kiến thức khoa học cũng được thể hiện, làm phong phú thêm các trải nghiệm của chương trình. Đặc biệt, năm nay chương trình có hoạt động "Đêm Hội An: Cùng thắp sáng di sản" sẽ mở cửa từ 17h30 đến 21h, ngày mồng 8 và 9 Tết.
Hoạt động này tạo cơ hội cho công chúng khám phá sâu về nghệ thuật dân gian và nghề thủ công truyền thống gắn với khu phố cổ Hội An được tái tạo trong một không gian rực rỡ ánh đèn lồng. Các bạn trẻ chắc chắn sẽ có những bức ảnh check-in đẹp trong không gian do trực tiếp các nghệ nhân Hội An tạo dựng.
Giới trẻ check-in trong không gian khu phố cổ Hội An. |
Bà Trương Thị Ngọc Cẩm - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình thành phố Hội An chia sẻ: "Đây là cơ hội tốt cho người dân Hội An giới thiệu di sản văn hóa của mình trực tiếp đến công chúng ở Thủ đô. Chúng tôi mong muốn được tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của địa phương cũng như tạo ra những cơ hội giao lưu, hợp tác cho Hội An.
Qua các hoạt động thiết thực này sẽ góp phần khẳng định những giá trị thủ công và nghệ thuật dân gian trong hành trình Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh của Hội An đến đông đảo du khách Việt Nam và quốc tế".
Các bạn nhỏ xin chữ đầu năm. |
Tiến sĩ Bùi Ngọc Quang - Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng cho hay: "Bên cạnh giới thiệu nét đẹp của Tết cổ truyền, năm nay chúng tôi tổ chức đa dạng hoạt động để công chúng khám phá, tìm hiểu về di sản văn hóa. Việc phối hợp với Hội An để giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật dân gian góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa nơi đây trong hành trình gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Chương trình mong muốn tạo ra sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ nhằm tăng cường hiểu biết về văn hóa truyền thống. Từ đó, các bạn trẻ thêm hiểu, trân quý di sản văn hóa của cha ông và nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị di sản trong xã hội đương đại".
Cùng với các hoạt động đến từ Hội An, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng luôn duy trì các hoạt động gắn với Tết cổ truyền, đó là hướng dẫn in tranh Đông Hồ của nghệ nhân ở Bắc Ninh, viết thư pháp của các thầy đồ đến từ Hà Nội, các tích trò rối vui nhộn của nghệ nhân phường rối Đồng Ngư, Bắc Ninh,... Du khách yêu thích hội họa có cơ hội sáng tạo bộ phỗng bằng đất sét, nặn tò he, tô vẽ tranh con rồng,...
Bên cạnh đó, các em nhỏ được tham gia chơi nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc như: nhảy bao bố, gánh lúa qua cầu, kéo co, đi cà kheo, rồng rắn lên mây, ném còn, nhảy sạp, ném pao, đẩy gậy, đánh cầu lông gà, đánh mảng,... trong không gian Vườn Kiến trúc. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực Mường với các món ăn đặc trưng của địa phương trong không gian văn hóa Mường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
Tin khác
Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu
Du lịch 08/01/2025 11:56
Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng
Du lịch 02/01/2025 06:34
Hà Nội tiếp tục khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch hàng đầu
Du lịch 30/12/2024 19:17
Ứng Hòa công bố điểm du lịch mới, phát triển thành miền di sản ngoại đô
Du lịch 28/12/2024 11:52
Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch
Du lịch 26/12/2024 08:44
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11