Thúc đẩy hành động tại COP27

Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập, ngày 7/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) tiếp tục cảnh báo về tình trạng khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi xây dựng một hiệp ước lịch sử giữa các nước phát triển và đang phát triển về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong khi đó, một số cam kết, thỏa thuận mới đã được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị.
Ai Cập kêu gọi các nước tham dự COP27 không lệch trọng tâm bàn thảo COP27: Hợp tác giữa các nước để giải quyết vấn đề khí hậu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại COP27. (Ảnh LIÊN HỢP QUỐC)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại COP27. (Ảnh LIÊN HỢP QUỐC)

Hợp tác hay diệt vong

Phát biểu tại phiên thảo luận chính thức đầu tiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo thế giới đang đứng trước lựa chọn khốc liệt, giữa hợp tác giảm khí thải và đẩy thế hệ tương lai vào thảm họa khí hậu. Ông Guterres nêu rõ: Nhân loại phải lựa chọn hiệp ước đoàn kết bảo vệ khí hậu hay "tự sát tập thể". Dân số thế giới sắp tròn 8 tỷ người, ông Guterres đặt câu hỏi "Chúng ta sẽ trả lời thế nào khi công dân thứ 8 tỷ sau này hỏi chúng ta đã làm gì cho hành tinh?". Lãnh đạo Liên hợp quốc đề nghị các bên tham gia COP27 thảo luận đề xuất xây dựng một "hiệp ước đoàn kết", theo đó tất cả các quốc gia nỗ lực hơn nữa để giảm lượng khí thải, các nước giàu và các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển thúc đẩy chuyển đổi, chấm dứt phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch, giảm mạnh phát thải và nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu.

Trong vai trò chủ nhà, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El Sisi (A.Xi-xi) cũng kêu gọi các bên thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và công bằng các cam kết về khí hậu. Ông Sisi nêu rõ, thế giới chỉ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay thông qua những bước đi thực tế, chứ không chỉ là cam kết và những câu khẩu hiệu. Các nhà lãnh đạo thế giới cần đưa ra thông điệp rõ ràng, bao gồm các biện pháp thực hiện cam kết.

Kêu gọi các bên thực hiện đầy đủ các cam kết, Tổng thống Senegal, kiêm Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Macky Sall (M.Xan) nhấn mạnh, cam kết của các nước giàu cấp 100 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó biến đổi khí hậu là chưa đủ, cần thiết nâng lên ít nhất 200 tỷ USD/năm. Ông Sall cũng cho biết, các nước châu Phi ủng hộ tiến trình chuyển đổi xanh công bằng, dù mức "đóng góp" của châu lục trong tổng lượng khí thải toàn cầu là rất thấp.

Tăng cường các khuôn khổ hợp tác

Ít nhất 25 nước nhất trí tham gia cơ chế hợp tác mới, được gọi là Quan hệ đối tác của các nhà lãnh đạo về vấn đề rừng và khí hậu, theo đuổi mục tiêu chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Tại COP26, hơn 100 nhà lãnh đạo từng ký thỏa thuận xóa nạn phá rừng vào cuối thập niên này, tuy nhiên chỉ có rất ít quốc gia ban hành chính sách nghiêm ngặt hơn và tài trợ nhiều hơn cho nỗ lực này. Với nhóm nước thành viên chiếm khoảng 35% tổng diện tích rừng trên thế giới, khuôn khổ hợp tác mới được kỳ vọng tạo bước tiến trong bảo vệ "lá phổi xanh" của trái đất.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro (G.Pê-tơ-rô) tuyên bố, Colombia sẽ đóng góp 200 triệu USD mỗi năm trong 20 năm cho các dự án bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon. Lãnh đạo Colombia kêu gọi các quỹ, nhà tài trợ ngừng đầu tư trong lĩnh vực khai thác tài nguyên hóa thạch, ủng hộ sáng kiến "hoán đổi nợ xanh" của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó các nước phát triển xóa hoặc giãn nợ cho các nước có thu nhập thấp nhằm thúc đẩy các dự án phát triển bền vững.

Một nhóm gồm 14 công ty kinh doanh thực phẩm lớn nhất thế giới đã giới thiệu kế hoạch chi tiết thực hiện mục tiêu khí hậu năm 2025. Trong đó, có mục tiêu hướng tới loại bỏ hoàn toàn hoạt động phá rừng có liên quan chuỗi cung ứng các sản phẩm đậu nành, thịt bò và dầu cọ. Ðây được đánh giá là bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, khi việc khai thác, phá rừng để lấy diện tích canh tác, nuôi trồng đã thải ra lượng lớn khí nhà kính.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó hạn hán, được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha. Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Tây Ban Nha và Tổng thống Senegal nêu rõ: Nhiệm vụ của liên minh là tạo động lực chính trị để giúp đất đai trên thế giới có khả năng phục hồi tốt hơn trong bối cảnh hạn hán và biến đổi khí hậu. Quỹ khởi đầu trị giá 5 triệu euro đã được Tây Ban Nha công bố nhằm hỗ trợ các hoạt động của Liên minh.

Những cam kết mới

Các nước giàu đã ủng hộ kế hoạch chuyển đổi năng lượng khỏi than đá của Nam Phi, theo đó mở đường cho thỏa thuận trị giá 8,5 tỷ USD giúp quốc gia châu Phi này khử carbon. Thỏa thuận này có thể được coi là khuôn mẫu cho các quốc gia đang phát triển khác. Theo thông báo, Anh, Pháp, Ðức, Mỹ và EU sẽ hỗ trợ Nam Phi theo hình thức viện trợ và cho vay.

Hà Lan tuyên bố sẽ tăng mức đóng góp hằng năm cho tài chính khí hậu của các nước đang phát triển lên mức 1,8 tỷ euro vào năm 2025, cao hơn khoảng 50% so với mức năm 2021. Ðức và Bỉ đã tham gia cùng một số quốc gia giàu có khác cam kết tài trợ giúp các nước đang phát triển khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Theo đó, Ðức đóng góp 170 triệu euro và Bỉ đóng góp 2,5 triệu euro.

Trong khi đó, Quỹ Bill & Melinda Gates của tỷ phú công nghệ đã cam kết tài trợ 1,4 tỷ USD giúp các hộ nông dân nhỏ lẻ ứng phó tác động của biến đổi khí hậu. Quỹ ước tính, hơn 2 tỷ người phụ thuộc nguồn cung thực phẩm từ các hộ nông dân nhỏ, song chỉ chưa tới 2% nguồn tài trợ toàn cầu liên quan khí hậu được dành để giúp nông dân thích ứng biến đổi khí hậu.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kêu gọi loại bỏ rào cản thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ môi trường để hỗ trợ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong báo cáo tại COP27, WTO nêu rõ: Dù hoạt động thương mại góp phần phát thải trong quá trình sản xuất và vận chuyển, song thương mại cũng đẩy nhanh việc phổ biến công nghệ tiên tiến phát thải thấp và tạo nhiều việc làm, đóng góp quan trọng vào nỗ lực chung ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Nhandan.vn

https://nhandan.vn/thuc-day-hanh-dong-tai-cop27-post723855.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thi hành thuế đối ứng trong 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ "không trả đũa", thuế. Đồng thời, giảm thuế đối ứng xuống mức 10%. Riêng Trung Quốc bị tăng thuế tổng cộng lên 125%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế.
Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ngày 22/2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23/2, theo đó Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel ngày 23/2 tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine cho đến khi nhóm chiến binh Hamas đáp ứng các điều kiện. Động thái này một lần nữa cho thấy sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Ngày 16/2, Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã xây dựng tại quốc gia này trong vòng 2 năm.
Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một nhà ga xe lửa ở thủ đô Ấn Độ khi đám đông chen chúc bắt tàu đến lễ hội hành hương.
Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Gần một tháng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế diện rộng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đánh thuế nhắm vào các ngành, khu vực hoặc quốc gia khác nhau, nhằm buộc đối tác thương mại phải đáp ứng yêu cầu về chính sách của ông.
Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chuyến bay chở 10 người đã biến mất trên bầu trời Alaska (Mỹ), làm dấy lên cuộc tìm kiếm điên cuồng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh với quan chức Tòa Hình sự quốc tế vì điều tra "vô căn cứ" Mỹ và Israel.
Xem thêm
Phiên bản di động