Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng
Doanh nghiệp chật vật
Khu vực Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đầu tàu của cả nước, là khu vực mà kinh tế tư nhân phát triển mạnh với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, đóng góp hơn 30% GDP, 45% tổng thu ngân sách và 40,4% vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong quý I/2023, tăng trưởng huy động và cho vay ở khu vực Đông Nam Bộ đang ở mức thấp hơn bình quân của cả nước, nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh đang chững lại.
Theo số liệu từ NHNN, tính đến hết quý I/2023, huy động vốn khu vực Đông Nam Bộ đạt trên 4,1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 huy động toàn quốc, giảm 0,75% so với cuối năm 2022. Tín dụng đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 35% dư nợ toàn quốc, tăng 1,72% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, huy động vốn vẫn thấp hơn mức tăng chung của cả nước 1,24% và tín dụng vẫn thấp hơn mức tăng chung cả nước là 2,61%.
Ngành dệt may tại TP.HCM gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp liên tục phải cắt giảm lao động từ cuối năm 2022 đến nay. Ảnh: Phạm Nguyễn |
Nguyên nhân dẫn tới việc tăng trưởng tín dụng ở khu vực thấp hơn so với toàn quốc là do những khó khăn chung cộng hưởng với những khó khăn đặc thù ở khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó, sản xuất, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp không có đơn hàng, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, giá nguyên vật liệu cao, thị trường bất động sản khó khăn - cung, cầu, giá đều giảm….
Tại một hội nghị mới đây, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, tình hình kinh tế quý IV/2022 và quý I/2023 của TP.HCM gặp nhiều khó khăn, nhưng từ tháng 4, một số chỉ số đã có chiều hướng tích cực. Cụ thể, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp tăng 3%, doanh thu du lịch tăng 7,46%, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM đạt 340 nghìn lượt… Tăng trưởng tín dụng tháng 4 của TP.HCM cũng cải thiện so với 3 tháng đầu năm. Song hiện nay có gần 50% doanh nghiệp ở TP.HCM đang sản xuất cầm chừng, giữ lao động và hầu như không có nhu cầu tín dụng do không có thị trường. Một bộ phận doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lưu động để giải quyết nhu cầu thanh toán ngắn hạn, tạo thanh khoản. Đối với khoản vay đến hạn, thanh toán gặp khó khăn do hàng bán không được.
Ngoài ra, còn có việc doanh nghiệp ngại tiếp cận gói tín dụng ưu đãi, do nhu cầu tín dụng và ngại vấn đề liên quan đến cơ quan chức năng. Đối với bất động sản, người mua ngại vay, mong muốn có chính sách ưu đãi cho người mua nhà.
“Dự báo các tháng còn lại của 2023, kinh tế - xã hội của TP.HCM sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp thành lập mới giảm về số lượng, về vốn, sức mua trong nước và thị trường bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm…”, ông Mãi cho biết.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực - thực phẩm TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, sức khỏe doanh nghiệp đang rất yếu, nên vẫn cần thêm nhiều chính sách trợ lực hơn để doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển trong thời gian tới, do đó cần phải tiếp tục hạ lãi suất điều hành và lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Cũng theo bà Chi, nếu phải vay với lãi suất quanh 10% như hiện nay thì doanh nghiệp rất chật vật. Do đó, các ngân hàng cần đưa mức lãi suất về 7-8% may ra doanh nghiệp mới có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, từ đó tạo sức cầu nội địa để bù đắp kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.
Cần thêm chính sách trợ lực
Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phục hồi kinh tế, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị NHNN cần định hướng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, phát huy được nguồn vốn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành về lãi suất để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất, tiếp tục nghiên cứu kéo dài chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản, đẩy mạnh tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2023.
Đối với các khoản vay mới, NHNN cần nghiên cứu các điều kiện phù hợp, làm sao định giá tài sản thế chấp, giải ngân trên tài sản. Với các trường hợp có tín dụng tốt, có đơn hàng, hợp đồng rõ ràng thì có thể mở rộng áp dụng tín chấp.
Doanh nghiệp mong muốn NHNN tiếp tục hạ lãi suất để tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh. |
Ngoài ra, ông Phan Văn Mãi cũng đề xuất đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng cho các đối tượng như công nhân, sinh viên, hỗ trợ tín dụng đối tượng yếu thế để hạn chế tín dụng đen. Đẩy mạnh chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo sử dụng nhà chung cư cũ, các gói hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà. Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, bảo vệ tài sản của người dân.
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, trong 4 tháng đầu năm Vietcombank đã giảm 0,5% lãi suất cho vay đối với hơn 100.000 khách hàng có dư nợ hiện hữu tại Vietcombank. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, từ 1/5 Vietcombank đã công bố thông tin giảm tiếp tục 3 tháng nữa lãi suất 0,5% cho tất cả các khách hàng có dư nợ hiện hữu tại Vietcombank.
Trong khi đó, bà Nguyễn Tô Phương Thảo, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng MB Đông Sài Gòn cho biết, MB đang thực hiện hàng loạt các chính sách và các gói giảm lãi suất cho doanh nghiệp với mức giảm 0,5%. Với khoản vay mới cũng có các gói ưu đãi lãi suất, như lãi vay với hộ kinh doanh là 8,5%/năm hay lãi vay ngắn hạn cho doanh nghiệp chỉ 7%/năm.
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ để tháo gỡ khó khăn, nhưng bà cũng mong nhận được sự chia sẻ bởi chính sách của NHNN mang nhiều tính đặc thù khi phải cùng lúc đảm bảo nhiều mục tiêu như vừa giảm lãi suất vừa mở rộng tín dụng, vừa ổn định tỷ giá nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng...
Để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nhưng không hạ chuẩn cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Tài chính 24/11/2024 06:17
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47