Thúc đẩy nền điện ảnh bằng điều luật mới

Ðể hoàn thiện Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau hai hội nghị, Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ hoàn thiện, khả thi hơn.
Đề xuất cho phép nhiều đơn vị được tham gia cấp phép phân loại phim Điểm mặt hàng loạt siêu phẩm Hollywood ra rạp tháng 3 này
Thúc đẩy nền điện ảnh bằng điều luật mới
Ðoàn làm phim quay cảnh trong phim Dấu chân du mục tại Ninh Thuận.

Tại hội nghị ở Hà Nội, những nội dung được nghiên cứu sửa đổi bao gồm: Cấp phép thẩm định phân loại phim (Ðiều 27 đến 32); phổ biến phim, đặc biệt là vấn đề hậu kiểm trong việc phổ biến phim trên không gian mạng (Ðiều 21). Các ý kiến cho rằng, hiện nay, điều kiện về tổ chức bộ máy, năng lực, kỹ thuật... có thể đáp ứng yêu cầu, cho nên tất cả vấn đề này cần được quan tâm, sát sao hơn. Cụ thể, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ðiều 21 được chỉnh lý ở ba điểm như sau:

Một là, bổ sung điểm e, g khoản 1 quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để quản lý, giám hộ trẻ em xem phim phù hợp lứa tuổi; cung cấp công cụ để người sử dụng dịch vụ phản ánh nội dung phim vi phạm cho cơ quan quản lý nhà nước. Hai là, chỉnh sửa bổ sung khoản 2 quy định trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng trên không gian mạng về gỡ bỏ phim vi phạm. Ba là, chỉnh lý khoản 6 quy định trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông về kiểm tra nội dung phim, xử lý vi phạm phổ biến phim trên mạng cho phù hợp hơn.

Ðại diện Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Quỳnh Liên cho biết: Bộ Tư pháp đồng tình với việc hậu kiểm các phim phổ biến trên không gian mạng vì thực tế cho thấy chúng ta không đủ nhân lực và công cụ để có thể kiểm duyệt phim trên mạng trước khi chiếu. Với phim chiếu trên không gian mạng nên tiến hành theo hình thức hậu kiểm, tăng cường trách nhiệm của các đơn vị phát hành, phổ biến phim cũng như tác động vào ý thức của người xem, tránh đặt gánh nặng tiền kiểm lên các cơ quan quản lý nhà nước trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, phổ biến, phát hành phim trên mạng.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương) Trần Thị Phương Lan, Ðiều 31 của Dự thảo Luật với nội dung về Hội đồng thẩm định và phân loại phim, ở khoản 2 về nội dung, thành phần Hội đồng gồm nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, các nhà quản lý của các lĩnh vực liên quan tương đối đầy đủ.

Tuy nhiên, việc quy định cứng hai phần ba hội đồng là các nhà chuyên môn, ở một số trường hợp sẽ khó khả thi, thí dụ Hội đồng Thẩm định phim quốc tế, tỷ lệ nêu trên không bao giờ đạt được. Về vấn đề bảo hộ phim Việt, luật cần quy định rõ tỷ lệ phổ biến, một cơ chế rất quan trọng để bảo vệ phim, phát triển công nghiệp điện ảnh; nhu cầu về nhân lực, kỹ thuật cho hậu kiểm; tính công bằng đối với các nhà sản xuất, đơn vị phát hành trong kiểm duyệt; phải khẳng định rõ thêm vấn đề chuyển đổi số trong công nghiệp điện ảnh.

Tại hội nghị ở thành phố Hồ Chí Minh, bà Ngô Thị Bích Hạnh, Giám đốc Công ty BHD cho rằng: Trong luật nên có điều khoản khuyến khích sự đa dạng văn hóa trong điện ảnh, khuyến khích các thể loại khác nhau, các nghệ sĩ theo đuổi những dòng phim khác nhau và có chính sách hỗ trợ riêng để không ai thấy mình bị bỏ lại phía sau. Bên cạnh đó, đại diện BHD nêu ra những vấn đề bất cập trong sản xuất phim liên quan các thủ tục xin phép. Thí dụ, một địa điểm đơn vị làm phim muốn quay, thường phải xin ít nhất 4-5 giấy phép, qua nhiều cơ quan khác nhau.

Ðội ngũ làm phim nhiều khi thấy khó khăn đành chuyển vào phim trường trong nhà... vậy làm sao có thể quảng bá các địa điểm văn hóa? Hoặc ở các di tích quốc gia, nhiều thành phố hỗ trợ cho đoàn phim, nhưng cũng có không ít địa điểm tính giá “trên trời”. Ở nhiều quốc gia, trong luật rất rõ ràng, tất cả những điểm công cộng của Nhà nước thì đơn vị sản xuất phim không cần xin giấy phép, chỉ cần thông báo và có những cam kết theo quy định.

Ðạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết: Hàn Quốc có những bộ phim đoạt giải Oscar như “Ký sinh trùng” hoặc “Trò chơi con mực” gây chú ý đặc biệt trên Netflix, một phần là bởi từ năm 1998, họ có thay đổi lớn trong việc làm luật: Từ quản lý sang ủng hộ. Trong khi chúng ta cũng có các quy định trong luật, nhưng khi đọc cảm giác phần kiểm soát, quản lý mạnh hơn, tạo cảm giác lo lắng cho người làm phim hơn là tự tin sáng tạo; trong khi cụ thể cần quảng bá hình ảnh văn hóa đất nước thế nào lại chưa đẩy mạnh.

Vấn đề Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh cũng là nội dung gây chú ý trong hai hội nghị. Tại Ðiều 6, Luật Ðiện ảnh năm 2006 đã quy định về Quỹ, tuy nhiên chưa được thành lập do chưa xác định được nguồn thu ổn định để bảo đảm hoạt động. Không ít ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV chưa đồng tình việc thành lập Quỹ. Trong dự thảo đưa ra cũng chưa thấy xác định được nguồn thu nào ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ. Bộ Tài chính đề nghị không quy định thành lập Quỹ. Phó Chủ tịch Hội Ðiện ảnh Việt Nam Lê Hồng Chương cho rằng, hiện chúng ta hiểu chưa đúng về Quỹ.

Theo ông, kinh nghiệm từ các nước cho thấy, Quỹ là công cụ của nhà nước để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh và nhiều nước đã tiến hành thu phí. Thí dụ, Pháp thu hơn 10% cho phim thị trường, 6% cho phim theo định hướng của Nhà nước. Từ đó Nhà nước mới đủ tiềm lực để can thiệp vào thị trường này. Vì thế, phải xác định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là công cụ của nhà nước để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh theo định hướng.

Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) cần có những chính sách để ngành điện ảnh liên kết các ngành công nghiệp khác, khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia sản xuất phim thực hiện được mục tiêu liên kết phát triển, để phát huy thế mạnh của điện ảnh. Vai trò, quy định cụ thể của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh cũng cần điều chỉnh theo xu hướng này.

Về nhiệm vụ chính trị trong môi trường điện ảnh, đạo diễn Phan Ðăng Di nhấn mạnh, có một vấn đề lâu nay chúng ta không dám đối mặt, là việc nhìn lại hiệu quả đầu tư ngân sách cho tác phẩm điện ảnh. Ðã đến lúc nhiệm vụ chính trị cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là “dân tộc Việt Nam phải có tiếng nói trong điện ảnh” trên bình diện rộng hơn, phải có những tác phẩm đóng góp vào điện ảnh thế giới, phải đến được các Liên hoan phim hàng đầu của thế giới. Chừng nào phim Việt Nam chưa vào được Liên hoan phim quốc tế hạng A thì lúc đó nền điện ảnh chúng ta vẫn là vô danh. Theo đạo diễn Phan Ðăng Di, có nhiều yếu tố trong luật tuy được quy định, như phát triển nguồn nhân lực (Ðiều 6), nhưng rất chung chung mà không có cơ chế để hiện thực hóa.

Phát biểu tại Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Ðông nhận định, Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hỗ trợ nền điện ảnh phát triển, do đó các quy định, điều khoản đều cần hướng tới việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho các nhà làm phim. Ðiện ảnh luôn là mũi nhọn trong ngành công nghiệp văn hóa và được dự đoán sẽ có sự phát triển mạnh mẽ sau dịch Covid-19. Thúc đẩy phát triển điện ảnh cần đặt lên hàng đầu, sau đó mới là quản lý.

Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) ra đời phải thực thi được trong hiện tại, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tạo nên sức mạnh mềm về văn hóa. Ông Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chỉ ra vấn đề quản lý đặt quá nặng trong luật. Cân bằng được việc vừa tạo hành lang pháp lý, vừa tạo môi trường để phát triển là rất khó.

Theo ông, điện ảnh là sân chơi “nguy hiểm” bởi nhiều khi có thể mất đến hàng chục tỷ đồng. Do đó, các chính sách của Nhà nước nên là “bà đỡ” của điện ảnh và cụ thể luật sửa đổi sẽ đáp ứng được phần nào. Nên tạo hành lang pháp lý để nhà làm phim tự tin thay vì lo ngại, là quan điểm của nhiều nhà làm phim được trình bày tại hai hội nghị.

So với Luật Ðiện ảnh 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009), dự thảo trình Quốc hội vào tháng 10/2021, Dự thảo Luật chỉnh lý đến ngày 18/2 đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều chuyên gia, nhà làm phim cho rằng, các vấn đề trọng tâm, như: phát triển nguồn nhân lực điện ảnh, sản xuất và phổ biến phim, thẩm quyền cấp phép phân loại phim, lưu trữ và lưu chiểu phim… đã được điều chỉnh theo hướng chi tiết hơn, phù hợp thực tế thị trường và có tiến bộ. Ðây cũng là cơ sở để có niềm tin, luật mới ra đời sẽ thúc đẩy nền điện ảnh nước nhà phát triển.

Theo Mai Lữ/nhandan.vn

https://nhandan.vn/dong-chay/thuc-day-nen-dien-anh-bang-dieu-luat-moi-688198/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) luôn hiệu quả, thiết thực. Ban Chấp hành Công đoàn thị trấn và đoàn viên công đoàn luôn nhiệt tình, trách nhiệm trước mỗi công việc, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cơ quan trên các mặt công tác đề ra.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.

Tin khác

“Cha tôi, người ở lại” tập 29: An - Đại chính thức yêu nhau, Nguyên lặng lẽ ghen

“Cha tôi, người ở lại” tập 29: An - Đại chính thức yêu nhau, Nguyên lặng lẽ ghen

Tập 29 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” chuẩn bị lên sóng hứa hẹn mang đến những cung bậc cảm xúc sâu lắng khi chuyện tình tay ba giữa An - Đại - Nguyên bước vào giai đoạn cao trào. Những chuyển biến tâm lý bất ngờ, những lựa chọn đầy day dứt, và cả sự im lặng mang tên ghen tuông khiến khán giả không khỏi thổn thức.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Tập 18 của “Những chặng đường bụi bặm” (phát sóng 20h00 thứ Sáu, 18/4 trên VTV3) sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn cao trào nhất của bộ phim, khi những bí mật sâu kín bị lôi ra ánh sáng, buộc từng nhân vật phải đối diện với sự thật và hậu quả của chính mình.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

Tập 17 của "Những chặng đường bụi bặm" (lên sóng lúc 20h00, thứ Năm ngày 17/4/2025 trên VTV3) hứa hẹn là một bước ngoặt đầy biến động, khi không khí đoàn viên ấm cúng bỗng chốc vỡ tan bởi sự thật phơi bày và những mâu thuẫn chôn giấu từ lâu.
“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

Tập 27 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng lúc 20h tối thứ Tư, ngày 16/4 trên VTV3) sẽ đưa khán giả vào một vòng xoáy cảm xúc mới, nơi những mâu thuẫn tình cảm bị đẩy đến đỉnh điểm, và những bí mật dần hé lộ trong một màn kịch đã được sắp đặt kỹ lưỡng.
"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

Tập 26 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng 20h ngày 15/4 trên VTV3) hứa hẹn tiếp tục chạm tới trái tim người xem bằng những khoảnh khắc chữa lành, tha thứ và đoàn tụ - nơi những mâu thuẫn dần được hóa giải bằng tình thân và lòng bao dung.
“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

Tập 25 của "Cha tôi, người ở lại" (phát sóng 20h tối 14/4 trên VTV3) hứa hẹn sẽ khiến khán giả nghẹt thở với hàng loạt tình tiết cảm động và bất ngờ. Những nút thắt trong các mối quan hệ gia đình tiếp tục được gỡ dần, đồng thời mở ra những diễn biến mới đầy gay cấn.
"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

Tập 16 “Những chặng đường bụi bặm”, hứa hẹn mang đến nhiều tình tiết căng thẳng khi những lời nói dối được che giấu bấy lâu của ông Nhân và Nguyên có nguy cơ bị vạch trần, đẩy gia đình vào cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

Bộ phim truyền hình đang gây chú ý "Những chặng đường bụi bặm" tiếp tục mang đến những tình tiết bất ngờ, kịch tính trong tập 15, phát sóng lúc 20h00 ngày 10/4/2025. Tập phim mở ra nhiều câu chuyện đầy cảm xúc, xoay quanh tình yêu, gia đình và những bí mật chưa được hé lộ.
Xem thêm
Phiên bản di động